Thánh ngôn

CON ĐƯỜNG LỚN

Bạch Ẩn Huệ Hạc – Cuộc đời, thư pháp, ngữ lục và họa phẩm - Bản dịch của Thuần Bạch và Ngọc Bảo

25/03/2017
 Nếu có người nào bảo ông : “Ta có thể giảng pháp làm cho mọi người chứng đạo” thì ông có thể đoan chắc hai điều:
1/ Người đó không phải chân sư
2/ Người đó chưa thâm nhập Phật pháp.                      
Ngay cả người đó có trí tuệ của Xá-lợi-phất và biện tài của Tu-bồ-đề, người đó cũng không thể khiến tên học trò tội nghiệp của họ bước vào cốt tủy thiền vi diệu bất khả truyền mà chư tổ qua nhiều thế kỹ đã tâm truyền tâm từ pháp phụ đến pháp tử.
Tôn giả A-nan là em cô cậu với đức Phật. Tôn giả đã xuất gia từ trẻ với Phật và theo Phật làm thị giả. Với bổn phận này, tôn giả thường kề cận phục vị Thế Tôn. Không những thấm nhuần được đức hạnh của Phật qua bao nhiêu năm, mà tôn giả còn không chút nghi nan nào vào lời Phật dạy. Tuy vậy, A-nan vẫn không thể thấu suốt quan ải đi đến giác ngộ. Phải đợi đức Phật nhập diệt, A-nan đến tu học với sư huynh là Đại Ca Diếp mới thành tựu được cái gọi là “Buông bỏ bản ngã và thành tựu đời mình”.
Qua tất cả câu chuyện vừa kể, giác ngộ đối với người xưa sao quá khó khăn mà người bây giờ lại dễ thành tựu không cần công phu?
Có phải người xưa yếu đuối thiếu năng lực chăng?
Có phải người nay văn minh và trưởng thành hơn?
Có phải cách dạy của người xưa dỡ kém hơn người ngày nay?
Huệ Khả chặt cánh tay.
Từ minh lấy dìu chăm vào đùi.
Một vị tọa thiền liên tục.
Một vị giam mình trong thất không ra ngoài.
Tại sao các vị phải tự đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn như vậy?
Nếu như sự chứng ngộ dễ dàng của người ngày nay là chân chánh thì sự lao nhọc của người xưa là sai lầm. Nếu sự lao nhọc của người xưa không sai lầm, tất có điều gì lầm lẫn trong sự chứng ngộ của người đời nay.
Làm sao cùng một nền tảng giác ngộ mà người ngày nay đạt được trong lối sống nửa say nửa tỉnh, lầm lạc uổng phí đời mình vì tin vào quan điểm ngu si thường tình cho là ngộ không cần dụng công, chỉ như hốt bụi trên đất? Những người này chẳng khác nào kẻ hay vào nghĩa địa nhặt đồ cúng tế về ăn.
Chính vì thế và Tăng Triệu nói trong Bảo Tạng Luận: Có hằng vạn cách tu dẫn đến chứng ngộ. một con cá lớn lên yếu đuối trong dòng suối nhỏ. Một con chim bệnh hoạn đậu xuống đám lau xậy. Cá không thể nào biết được cái bao la của biển cả. Chim chẳng thể nào hiểu được cái mênh mông của núi rừng. Cũng như vậy đối với hành giả rời bỏ đại đạo và đi vào lối tẻ tiểu đạo. Sau khi phấn đấu tu tập và đạt được một phần công đức nào đó, họ dừng nghỉ khi mới nửa đường chưa đến mục tiêu. Và như thế, không bao giờ họ    đến được cứu kính lẽ thật của cái “như thị” tột cùng. Vì bỏ đại đạo đi theo tiểu lộ là những lối tẻ không đáng, hài lòng với chút it thành quả đó, họ không bao giờ đến được chỗ an lạc viên mãn tối thượng.
Ai là người đi theo đại đạo viên mãn? Đó là những người đi tìm lẽ thật. Đã kiến tánh thực sự và thấu suốt mọi ngõ ngách vào tận cội nguồn đại pháp.
Ai là người đi theo tiểu lộ lối tẻ?
Đó là những thiền giả nửa vời nhận kiến, văn, giác, tri làm cứu cánh giác ngộ.