Duyên khởi
SÁU THÀNH TỰU TRONG KINH HOA NGHIÊM (2) - Chúng thành tựu
Nguyệt San Giác Ngộ số 316 (PL2565) tháng 07. 2022
12/08/2022
Số báo trước đã nói về tín thành tựu, văn thành tựu, thời thành tựu, xứ thành tựu và chủ thành tựu. Nay nói tiếp về chúng thành tựu
TỔNG PHÂN LOẠI
1/ Xét về số chúng
Hội I có 55 chúng. Trước là từ Bồ-tát Phổ Hiền đến chúng Ma-hê, có 34 chúng. Sau, từ Thiện Hải về lại Phổ Hiền, là 18 chúng. Cộng lại là 52 chúng. Hải Tuệ, nội chúng đều mới từ mười phương tụ về, cùng với chúng Thắng Âm, cộng với trước thành 55 chúng.
Hội II, có hai chúng mới và cũ. Cộng với trước thành 57 chúng.
Hội III và hội IV, mỗi hội có hai chúng Bồ-tát và Thiên vương. Cộng vào trước thành 61 chúng.
Hội V, phẩm Thăng thiên có 52 chúng cùng với một chúng trong phẩm Vân tập.
Hội VI, có hai chúng đồng sinh và dị sinh.
Hội VII thêm một chúng, tổng cộng là 117 chúng.
Hội VIII thêm ba chúng Bồ-tát, Thanh văn và Thiên vương nữa thành 120 chúng.
Trong đó mỗi hội, lại lấy số chúng nhiều như thập Phật thế giới vi trần làm lượng. Các việc như thế đều không có phần hạn. Song tất cả 8 hội này đều đã đồng thời dung nhau thành đại hội nhất pháp giới, thì biết trong từng hội, mỗi hội có 120 chúng không có tướng phần hạn. Đây là xét một thế giới trong 8 hội mà nói. Nếu thông hết tất cả thế giới ở mười phương như hư không, pháp giới v.v. thì mỗi thế giới đều có chúng hội vô biên này, tương nhập trùng trùng như lưới châu vô tận của trời Đế Thích, tức “chẳng thể nói, chẳng thể nói”. Đó là số chúng của hải hội Hoa Nghiêm.
2/ Xét về chúng mới và cũ ở các hội
Có khi chỉ có cũ mà không có mới, như trong hội VI và hội VII. Có khi chỉ có mới mà không có cũ, như trong hội III, hội IV và hội V. Có khi có cả mới lẫn cũ như trong hội I, hội II và hội VIII.
3/ Xét về căn khí
Luận về xếp loại chúng thì có ba, là đương cơ, ảnh hưởng và ký pháp. Kinh này bao gồm cả ba loại.
4/ Xét về chúng thế gian và xuất thế gian
Có bốn nghĩa (tứ cú) :
. Hoặc đều là thế gian, vì thời trung đều hiển hiện, vì là một trong tam thế gian.
. Hoặc đều là xuất thế, vì hạnh đức không nhiếp thuộc thế gian.
. Hoặc vừa thế gian vừa xuất thế, vì đầy đủ hai nghĩa trước, vì theo tướng mà luận thì ban đầu Phổ Hiền v.v. là thuộc xuất thế, những chúng còn lại thuộc thế gian.
. Hoặc không thế cũng không xuất thế, vì nhiếp thuộc xuất xuất thế gian.
Theo đó thì chúng đây thông cả ba vị, tức đủ cả bốn nghĩa trên.
5/ Xét về giới và thú
Giới là tam giới. Thú là ngũ thú. Trong tam giới, chỉ trừ chúng cõi trời Vô sắc, vì theo tướng mà ký pháp thì không thù thắng, nhưng hình như kinh Nhân vương cũng có nói đến trời Vô sắc v.v... Trong ngũ thú thì trừ chúng địa ngục, vì ở đó quá khổ, nương vào tướng mà hiển pháp cũng không thù thắng. Trong kinh Phương đẳng Đà-la-ni có chúng này mà không có chúng Nhân Vương, vì tướng hiển không phải kỳ đặc. Có khi Bồ-tát là Nhân chúng, có khi chỉ liệt kê Vương chúng, như nói trong 18 chúng sau, vì hiển thị pháp tự tại. Có khi có cả Vương và Thần, như nói trong 34 chúng, vì đầy đủ chủ bạn.
6/ Xét về các thừa
Luận Đại trí độ nói: “Nếu là kinh Tiểu thừa, đầu tiên chỉ liệt kê chúng Thanh văn. Nếu là kinh Đại thừa, đầu tiên liệt kê đủ hai chúng Thanh văn và Bồ-tát”. Suy ra, nếu là kinh Nhất thừa, đầu tiên chỉ liệt kê Bồ-tát. Kinh Hoa nghiêm này không chỉ liệt kê Bồ-tát mà còn đủ cả chủ bạn, vì thuộc Nhất thừa Biệt giáo.
7/ Xét về quyền và thật
- Nếu thuộc Tam thừa.
. Phật ở tại thế giới Sa-bà này, thì tạp chúng là thật vì do thật báo sinh, Bồ-tát là quyền vì phương tiện mà hiện, như kinh nói: “Các Bồ- tát ẩn trong vô lượng lực tự tại…”. Có khi Bồ-tát là thật vì hàng Bồ-tát chưa nhập địa còn sinh ở đất này, tạp chúng là quyền vì theo kinh Đại tập thảy đều là hàng Đại Bồ-tát ở phương khác thị hiện đến.
. Phật ở tại tịnh độ, thì Bồ-tát chỉ có thật vì do thật báo sinh, tạp chúng là hóa chẳng phải thật. Nhiếp luận nói: “Trong thọ dụng độ, thật không có các chúng sinh này. Chỉ vì muốn làm cho tịnh độ chẳng không, nên mới hóa làm nhiều loại chúng sinh như thế”.
- Nếu thuộc Nhất thừa.
Phật nơi Liên hoa tạng giới thì Bồ-tát và tạp chúng, hoặc đều là thật vì nhiếp thuộc định Hải ấn hiện thật đức, hoặc đều là quyền vì tùy duyên mà hiện.
8/ Xét về vị địa
- Nếu thuộc Tam thừa thì Phổ Hiền v.v. đều là hàng Bồ-tát Thập địa trở lên. Thần, Vương v.v. đa phần đều nhiếp vào tùy loại sinh, là từ Bát địa trở lên.
- Nếu thuộc Nhất thừa, theo tánh duyên khởi thì các vị đều đồng. Cho nên, một người đủ cả ngũ vị, mỗi vị đều thu khắp.
9/ Xét về biểu pháp
- Nếu thuộc Tam thừa thì chỉ y nhân hiển pháp, mà nhân không phải là pháp.
- Nếu thuộc Nhất thừa thì các hạng này đều là pháp môn pháp giới duyên khởi. Một chúng này thông cả tam thế gian, vì có khi tạo thành thân quốc độ sông, ao, giếng, suối, nước v.v…
10/ Xét về nhân quả
- Nếu thuộc Tam thừa thì chỉ là nhân vị.
- Nếu thuộc Nhất thừa thì hoặc đều là nhân, vì chưa thành Phật. Hoặc đều là quả, vì đồng hiện trong Phật Hải ấn, vì nương lực giải thoát nhập Phật hải. Hoặc thông cả nhân và quả, vì do hai nghĩa trước. Hoặc nhân quả đều không, vì ly tánh, bình đẳng, đều như phần tán thán công đức đã nói.
NÓI VỀ CÁC CHÚNG
Trong mỗi chúng đều có bốn loại viên mãn, gọi là chúng viên mãn.
1/ Số viên mãn: Đầu tiên nêu ra số loại.
2/ Hạnh viên mãn: Liệt kê tên các bộ chúng. Vì tên y nơi hạnh mà lập.
3/ Đức viên mãn: Tán thán công đức…
4/ Cúng dường viên mãn: Phần ba nghiệp cúng dường v.v…
Chúng viên mãn này có hai. Một là ngoại chúng. Hai là nội chúng.
Đầu tiên kê ra 34 chúng với ba loại viên mãn là số viên mãn, hạnh viên mãn và đức viên mãn. Đây thuộc ngoại chúng. Sau, nhiếp thêm 18 chúng, hiển cái viên mãn thứ tư là cúng dường viên mãn, thuộc nội chúng.
1. Ngoại chúng
Kê ra 34 chúng với ba loại viên mãn đầu.
Trong kinh, khi kể tên thì để Phổ Hiền đầu, Ma-ê cuối. Nhưng trong phần phát khởi cúng dường thì lại để ngược lại. Người xưa giải thích: “Đầu tiên từ dưới hướng lên trên là muốn hiển thị sự tăng giảm của tiến hạnh. Sau, từ trên hướng xuống dưới là muốn hiển thị tôn vị”. Nhưng với Tổ Hiền Thủ, cách giải thích đó là không phù hợp, vì như vậy Phổ Hiền sẽ trở thành rất thấp kém. Ngài giải thích: “Đầu tiên là từ gần hướng ra xa. Hiển thị y nơi gốc khởi ngọn. Sau là từ xa trở lại gần, là xuôi ngọn trở về gốc. Vì gốc và ngọn không hai, xa và gần không khác, cả hai giao nhau, không chướng, không ngại”.
Sau là biện về đồng sinh và dị sinh.
. Hoặc lấy Thanh văn làm đồng sinh. Bồ-tát, thần v.v. đều là dị sinh. Đây thuộc Tiểu thừa. Vì xét vào tướng mà hiển cái đồng, như đồng ngồi v.v…
. Hoặc lấy Bồ-tát xuất gia cùng với Thanh văn làm đồng sinh, còn lại đều là dị sinh. Đây thuộc Thủy giáo.
. Hoặc lấy Bồ-tát làm đồng sinh, Thanh văn v.v. làm dị sinh. Đây thuộc Chung giáo.
. Hoặc chỉ lấy hàng Bồ-tát nhập địa làm đồng sinh, vì đồng chứng pháp tánh, còn lại đều thuộc dị sinh. Hoặc lấy Bồ-tát Bát địa trở lên làm đồng sinh, vì đều thuần thục và thuần chủng vô lậu. Hai thứ này thông cả hai giáo Thủy và Chung.
. Hoặc chỉ lấy Bồ-tát làm đồng sinh, vì thông hết các vị. Thần, Vương v.v. làm dị sanh, vì là pháp giới biệt đức. Hoặc đều lấy Bồ-tát, Thần v.v. làm đồng sinh, vì pháp giới không hai. Hoặc đều lấy Bồ-tát, Thần v.v. làm dị sinh, vì pháp giới sai biệt. Đây thuộc Nhất thừa.
1.1 Đồng sinh
Trong kinh, chúng được nhắc đến đầu tiên là Đại Bồ-tát, thuộc đồng sinh.
Đại, có tám nghĩa: Số đại, là thập sát trần v.v… Đức đại, vì đầy đủ công đức pháp giới Nhất thừa. Tác nghiệp đại, vì cứu cái khổ cực nặng của chúng sinh. Cung kính đại, vì được những bậc đại nhân như Thiên vương v.v. cung kính. Thù thắng đại, vì tối thù thắng trong tất cả chúng sinh. Hạnh đại, vì tu lục vị hạnh và hai lợi tự và tha. Nguyện đại, vì thập chủng đại nguyện thập tận cú. Thời đại, vì tu hành trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp.
Bồ-tát, Phạn ngữ là Bồ-đề tát-đỏa. Luận Phật địa và Vô tánh nhiếp v.v. giải thích như sau:
. Bồ-đề, đây gọi là giác, thuộc sở cầu. Tát-đỏa, đây gọi là hữu tình, thuộc sở độ. Đây là từ cảnh được tên. Với ngôn nghĩa đó, nếu y tâm mà xưng thì phải nói là bi trí.
. Bồ-đề, đây gọi là giác, thuộc sở cầu. Tát-đỏa là năng cầu. Bồ-đề tát-đỏa là hữu tình cầu Bồ-đề. Đây là nhắm vào nhân và pháp mà được tên. Cũng là lấy tâm và cảnh làm chỗ trọng yếu.
. Bồ-đề, đây gọi là giác. Tát-đỏa, đây nói dũng mãnh, là có chí năng. Bồ-đề tát-đỏa là dũng mãnh cầu đại Bồ-đề. Luận Đại trí độ nói: “Tát-đỏa, có khi gọi là chúng sinh, có khi gọi là đại tâm”, chính là hai nghĩa trên.
Văn kinh nói: “Đang cùng ở với các vị Đại Bồ-tát”. Cùng, vì Bồ-tát truyền pháp đang cùng nghe với các Đại Bồ-tát, vì Như Lai đang thuyết pháp cùng với các Đại Bồ-tát. Luận Đại trí độ nói: “Đồng chỗ, đồng thời, đồng tâm, đồng giới, đồng kiến đạo giải thoát, gọi là cộng”. Cộng, là âm Hán, cũng như “câu”, đều có nghĩa là cùng.
Thông qua đó đã nói về số viên mãn. Sau nói về hạnh viên mãn.
Nêu nhiều danh hiệu của Bồ-tát là có hai ý:
. Hiển thô tế trên đồng với nhiều thế giới.
. Vì chúng này thông hết tự phần của 8 hội.
Bồ-tát Phổ Hiền, luận Đại trí độ gọi là Biến Cát, được nêu tên đầu tiên. Đức trùm khắp pháp giới, gọi là Phổ. Rất thuận với việc điều phục thiện căn, gọi là Hiền.
Các Đại Bồ-tát trong phần văn kinh này đều có tên bắt đầu là Phổ, như Phổ Đức Trí Quang v.v. là muốn hiển nghĩa trùm khắp.
Bồ-tát không chỉ có chừng đó, nhưng kê hết ra thì văn tự không thể tải nổi. Lại, Bồ-tát không ngoài hai loại là tại gia và xuất gia, phương này và phương khác. Tại gia như Bạt-đà-la v.v… Xuất gia như Diệu Đức v.v… Phương này như Từ Thị v.v… Phương khác như Quán Âm v.v... Chỉ cần nêu hai hạng đó thì biết tất cả đều đã nhiếp hết [1]. Đây là nói trong thế giới Sa-bà. Chúng Hoa Nghiêm cứ theo văn đó mà hiểu.
Phần hạnh viên mãn xong. Sau nói về đức viên mãn.
1.2 Dị sinh
Sau chúng đồng sinh, liệt kê đến chúng dị sinh.
5. Địa thần, ở dưới thấp, là nghĩa vận tải. Phần nhiều hiện thân nữ, như Kiên Lao v.v…
6. Thọ thần, thần cây ở giữa, là nghĩa kiến lập.
7. Dược thần, là nghĩa đối trị. Pháp dược nghiền nát hoặc nhiễm, là bi môn.
8. Cốc thần, thần lúa là nghĩa trông coi giúp đỡ, vì nuôi dưỡng trăm họ, khiến trăm họ đại hỉ.
Nội phong có năm thứ.
. Tức phong, là hơi thở ra vào từ rốn luân khởi.
. Tiêu phong, hướng xuống dưới làm tiêu thức ăn.
. Trì phong, khiến cho hoạt động của người được tốt đẹp.
. Tai phong, khiến người bị bệnh.
. Lực phong, người sắp chết mặt có năm sắc: Vào địa ngục thì có sắc đen. Vào súc sinh thì có sắc xanh. Vào ngạ quỉ thì có sắc vàng và lưỡi thè ra ngoài. Vào loài người thì có sắc diện bình thường. Về cõi trời thì sắc diện tươi như hoa, tinh quang khả ái.
13. Không thần, thần hư không có bảy nghĩa là vô biên, vô ngại, nhất vị, hàm nhiếp, hiển thị, ly nhiễm và kiên cố. Năm thứ trước là hành tướng của hư không. Hai thứ sau nói trong phần tán thán công đức.Theo Tỳ-vân, A-tu-la thuộc quỉ thú, vì bị tâm xiểm khúc che đậy. Kinh Chánh pháp niệm nói A-tu-la nhiếp thuộc ngạ quỉ và súc sinh. Kinh Già-đà nói A-tu-la thuộc cả ba loại. Do những thuyết trên thì chỉ có ngũ đạo. Nếu phân thành lục đạo, thì thượng, trung, hạ thuộc thiện thú tương ưng với thiên, nhân, A-tu-la. Thượng, trung, hạ thuộc ác thú tương ưng với tam đồ khổ. Theo luận Đại trí độ, La-hầu A-tu-la vương là một Đại Bồ-tát.
Hằng ngày chim có thể ăn một đại Long vương và năm trăm rồng con. Bay một vòng quanh Tứ thiên hạ rồi mới trở lại lần lượt ăn từng con. Khi sắp chết lũ rồng ói ra chất độc nên chim không thể ăn tiếp. Đói lại bị lửa thiêu đốt, nó giương cánh lao thẳng xuống bờ phong luân. Bị gió thổi quay trở lên, cứ vậy lên xuống bảy lần không chỗ nghỉ chân, bèn đến chết trên đỉnh núi Kim cang luân. Đó là do ăn thịt rồng độc khí phát lửa mà tự cháy. Long vương Nan-đà sợ lửa thiêu cháy mất núi báu, mới mưa xuống dập lửa, hạt to bằng trục bánh xe nên thịt thân chim tiêu nát, chỉ còn quả tim lớn bằng bắp vế người, thuần một màu xanh lưu ly. Luân vương nhặt được dùng làm châu báu. Đế Thích nhặt được dùng làm hạt châu giắt búi tóc. Văn sau nói: “Bồ tát Kim sí vương sống chết trong đại hải, quắp lấy trời, người, rồng đặt lên bờ Niết-bàn” là ý này.
23. Nguyệt thiên tử, là nghĩa thanh lương hay khai mở tâm báu.
26. Dạ-ma thiên vương, còn gọi là Thời thiên, vì lấy thời hoa nở và khép làm ngày và đêm, nên lấy đó gọi tên. Luận Phật địa nói: “Trong đó tùy thời mà thọ lạc nên gọi là Thời phần”. Thân thiên tử này cao hai do-tuần, thọ hai ngàn năm. Trong phần tán thán công đức có đủ cả tự phần và thắng tiến.
27. Đâu suất thiên vương, luận Phật địa nói: “Hậu thân Bồ-tát ở đó giáo hóa, phần nhiều tu về hạnh hoan hỉ và biết đủ, nên gọi là Hỉ Túc. Theo kinh Trường A-hàm, thân thiên vương này cao bốn do-tuần, thọ bốn ngàn năm. Một nửa thức ăn là cam lộ. Có thể biết định tuệ của các thiên vương này trong phần tán thán công đức.
34. Ma-hê Thủ-la thiên, là Đại tự tại thiên, có tám tay ba mắt, cưỡi đại bạch ngưu. Có thể biết số hạt mưa ở Đại thiên giới. Vì ở Đại thiên giới, rất tự tại, hoàn toàn không lỗi lầm, nên lấy đó làm tên. Luận Đại trí độ Q.1 nói: “Đệ tứ thiền có tám loại. Năm loại là trụ xứ của A-na-hàm, gọi là Tịnh cư. Ba loại là thánh phàm đồng cư. Qua tám xứ đó có trụ xứ của Bồ-tát Thập trụ, cũng gọi là Tịnh cư, hiệu là Đại tự tại thiên vương”.
Trong phần liệt kê chúng dị sinh, chỉ phần Ma-hê Thủ-la thiên là có phần tán thán công đức. Hoặc chỉ hiển công đức của chúng này, hoặc hiển chung công đức của tất cả chúng dị sanh.
Phổ Hiền thuộc đồng sinh thì đồng trong quả hải, chúng dị sanh là loại tạp ngọn, vì sao cũng nhiếp thuộc quả hải? Câu trả lời có ngay trong phần tán thán công đức. Vì trong thì tu ly tướng, ngoài thì dự vào thắng lưu, trong thì công đức đầy đủ, ngoài thì giáo hóa cùng khắp, nên đều ở trong quả hải duyên khởi. Công đức đầy đủ thì ba nghiệp thù thắng. Ba nghiệp thù thắng là do Phật thừa thường hiện tiền. Phật thừa thường hiện tiền là do xa lìa hai chướng. Lìa hai chướng nên thấy được thân pháp giới của Phật. Vì thế mà có mặt trong số chúng.
Ngoài ra, vì quả nhiếp nhân, nhân nhập quả, nên đồng trong quả hải. Lại, vì Phật thành tựu họ nên không có sai khác. Kinh nói: “Mỗi người tùy theo bản hạnh đều được xuất yếu, thảy do quang minh Như Lai soi chiếu. Y nơi lực giải thoát mà nhập Như Lai hải” [2]. Nếu là Tam thừa thì không thể vậy, vì sự có khác, vì thầy trò không có chỗ đồng.
Trên là 34 chúng, từ Bồ-tát Phổ Hiền đến chúng Ma-hê.
Sau, từ Thiện Hải về lại Phổ Hiền, có 18 chúng, là từ xa trở lại gần.
34 chúng trước ở trong Tứ thiên, lược nêu nam bắc, kê đủ các thần. Nay trong phần phát khởi cúng dường này, từ thần Đạo Tràng đến Ma-hầu-la-già có 18 vị, hiển đủ Tứ vương. Vì sao? Vì Long, Thần v.v. nhiếp thuộc phương tây. Các loại còn lại đa phần thuộc phương đông. Do hai hạng này thống lĩnh chúng đông nên phân vương theo số chúng. Chỉ cần nêu hai vị vua này thì hiển đủ 18 chúng. Đây là muốn nói hàng thượng thủ tán thán Phật, nhiếp chúng theo vua, đông tây thu hết. Cho nên bỏ bớt 18 chúng mà thêm hai vua.
Theo văn kinh, vì thống lĩnh nam bắc không rộng, không theo đông tây, nên không có phân hay hợp. Vì vậy, trong 34 chúng bỏ đi 18 chúng, chỉ còn 16 chúng, cộng thêm hai vua nên thành 18 chúng.
Phần văn trước, đầu tiên nói đồng, sau mới đến dị. Còn đây thì đầu nói dị, sau mới nói đồng. Vì sao? Vì phần văn trước hiển thị y nơi gốc mà khởi ngọn, còn nay là để rõ nhiếp ngọn trở về gốc. Lại, trong dị sinh, phần văn trước thì đầu nói hạ liệt, sau mới đến thù thắng. Nay thì đầu nói thù thắng, sau mới đến hạ liệt. Vì sao? Vì trước, hiển sự tăng giảm của pháp, nay thì hiển thứ lớp tôn vị. Cũng có thể giải thích, các thứ này đều hiển sự nghịch thuận tự tại không chướng không ngại của pháp giới duyên khởi hợp thành một đại pháp giới chúng, nên làm ra giáo này.
Đã nói phát khởi cúng dường vì sao không liệt kê các vật cúng dường? Vì vật không phải là thứ kỳ đặc, không đủ hiển sự thù thắng. Kinh nói: “Trong các sự cúng dường, pháp cúng dường là hơn cả”. Cho nên, chỉ nói đến pháp cúng dường.
Nếu vậy, vì sao ở văn sau Hải Tuệ và chúng mới vân tập đều bày ra vật cúng dường? Chúng Hải Tuệ v.v. từ chỗ ngồi đứng dậy dâng vật cúng dường, là hiển sự kỳ đặc. Khách chúng từ phương khác đến, mỗi người tùy theo xứ của mình mà dâng vật cúng dường, không đồng với chúng thường tùy. Như thân Thích-ca thì lấy Xá-lợi-phất v.v. làm chúng thường tùy, chỉ lấy việc tu hành và giáo hóa người làm pháp cúng dường, hoàn toàn không nói đến sự cúng dường nào khác. Đây, quyến thuộc của thân Xá-na cũng như vậy. Trong đó, mỗi người nhập pháp môn thấu đạt tự tại, là ý nghiệp cúng dường. Nói kệ tán thán Phật là ngữ nghiệp cúng dường. Trong hội mà cung kính, là thân nghiệp cúng dường. Luận về pháp cúng dường thì có hai. Một, theo giáo tu hành được pháp tự tại. Hai, tán dương, hiển phát pháp, giáo hóa và truyền thông. Nay ba nghiệp trên có đủ cả hai hạnh đó.
Trong 18 chúng này, 17 chúng đầu, mỗi người được một pháp môn tự tại, là phân tổng thành biệt, gọi là dị sinh. Phổ Hiền sau, một người mà được tất cả các pháp môn tự tại, là nhiếp biệt thành tổng, thu dị về phổ, gọi là đồng sinh. Cho nên, hai chúng đồng một duyên khởi.
18 chúng này, văn kinh phân thành 18 đoạn, mỗi đoạn đều có hai phần là văn xuôi và kệ tụng. Văn xuôi nói về việc đắc pháp. Kệ tụng dùng tán thán.
1. Chúng Ma-hê Thủ-la thiên, có 10 vị đắc pháp.2. Chúng Quả thật thiên, thuộc Tứ thiền, có 8 vị đắc pháp.
3. Chúng Biến tịnh thiên, thuộc Tam thiền, có 7 vị đắc pháp.
4. Chúng Quang âm thiên, thuộc Nhị thiền, có 10 vị đắc pháp.
5. Chúng Phạm thiên, thuộc Sơ thiền, có 10 vị đắc pháp.
6. Chúng Tha hóa thiên, có 10 vị đắc pháp.
7. Chúng Hóa lạc thiên, có 10 vị đắc pháp.
8. Chúng Đâu suất thiên, có 8 vị đắc pháp.
9. Chúng Dạ ma thiên, có 10 vị đắc pháp.
10. Chúng Đao lợi thiên, có 10 vị đắc pháp.
11. Nhật thiên tử, có 10 vị đắc pháp.
12. Nguyệt thiên tử, có 10 vị đắc pháp.
13. Chúng Thiên vương, ở phương đông, có 10 vị đắc pháp.
14. Chúng Thiên vương, ở phương nam, có 10 vị đắc pháp.
15. Chúng Tỳ-lâu-ba-xoa, ở phương tây, có 10 vị đắc pháp.
16. Chúng Đa văn chủ, ở bắc phương, có 8 vị đắc pháp.
17. Chúng Lực sĩ, có 10 vị đắc pháp.
2. Nội chúng
Nội chúng, chính là Đại Bồ-tát số nhiều như số vi trần trong các thế giới Phật, được xuất sinh từ trong tất cả vật cụ trang nghiêm ở đài cao lâu quán. Văn kinh ghi: “Lúc ấy, nơi tòa sư tử của Phật, trong tất cả các vật cụ trang nghiêm ở đài cao lâu quán bằng diệu hoa ma-ni bảo luân, mỗi mỗi đều xuất sinh nhất Phật thế giới vi trần số các chúng Đại Bồ-tát. Tên là Hải Tuệ Siêu Việt Bồ-tát, Vô Lượng Sư Tử Hống Bồ-tát v.v… Chúng đại Bồ-tát như thế, số nhiều như vi trần trong tất cả thế giới Phật, thiết đồ cúng dường…”.
Hải Tuệ v.v. là hiển nhân với quả đồng một thể, y báo và chánh báo vô ngại, cảnh và trí không hai. Duyên khởi lâu quán trong nhân ngoài quả. Vì trong tức là ngoài, nên xuất sinh Bồ-tát.
Đầu tiên là nêu số chúng Bồ-tát, sau là kể tên và kết số.
Thiết đồ cúng dường, là nói đến việc cúng dường. Cúng dường ba nghiệp thân, ngữ và ý nghiêp.
Rải các hoa đẹp v.v. là cúng dường tài vật.
Cung kính hướng về Phật ngồi kiết-già, là cúng dường thân nghiệp.
Các Bồ-tát đó đều đắc pháp môn v.v. là cúng dường pháp, cũng là cúng dường ý nghiệp.
Trong phần cúng dường tài vật thì có cả Phật và Bồ-tát. Trong phần cúng dường ý nghiệp thì chỉ có cúng dường Phật, là để hiển pháp cúng dường thâm sâu vi tế.
Cuối cùng, là cúng dường ngữ nghiệp, cũng là cúng dường pháp. Nói “Tất cả Hải Tuệ Trí Minh v.v...” là nêu chung các chúng, trong đó mỗi thượng thủ đều gọi là Hải Tuệ, đồng tụng kệ tán thán.
Phần cúng dường viên mãn xong. Cũng là kết thúc phần chúng thành tựu.
[1] Luận Đại trí độ, Bồ-tát Long Thọ.
[2] Đại phương quảng hoa nghiêm kinh quyển 1, phẩm thứ nhất Thế gian tịnh nhãn. Đại tạng kinh 9, số 278, Phật-đà Bạt-đà-la thời Đông Tấn dịch từ Phạn sang Hán. Chân Hiền Tâm dịch từ Hán sang Việt.
Các tin khác
-
» SÁU THÀNH TỰU TRONG KINH HOA NGHIÊM (1) (04/07)
-
» CẦU NGUYỆN qua cái nhìn duyên khởi (23/01)
-
» Y KINH GIẢI NGHĨA TAM THẾ PHẬT OAN VỚI THỰC LÝ DUYÊN KHỞI (22/09)
-
» TƯƠNG QUAN GIỮA TRUNG ĐẠO VÀ DUYÊN KHỞI (21/06)
-
» TỨ SINH VÀ TỨ ĐẾ (20/04)
-
» PHÁ CHẤP – CĂN BẢN CỦA SỰ TU HÀNH (tt) - Hình thành pháp hành thuộc các thừa (17/08)
-
» PHÁ CHẤP - CĂN BẢN CỦA SỰ TU HÀNH (1) (15/06)
-
» Ở ĐỜI VUI ĐẠO HÃY TÙY DUYÊN (14/05)
-
» TRIẾT LÝ GÀ VÀ TRỨNG (26/03)
-
» PHÂN BIỆT LỜI PHẬT LỜI MA (tiếp theo) (26/03)