Quyển 2
PHẦN GIẢI THÍCH
Chánh văn
Đã xong phần Lập Nghĩa, kế là phần Giải Thích.
Giải thích:
Giờ nói về phần Giải Thích. Trong đó có ba : Một là nêu số. Hai là liệt kê tên. Ba là biện tướng.
Chánh văn:
Giải thích có ba thứ. Thế nào là ba?
1. Hiển thị chánh nghĩa.
Giải thích :
Trong phần liệt kê tên, đầu tiên là hiển chánh nghĩa. Chính là giải thích pháp "Pháp Nghĩa Đại thừa" đã lập.
Chánh văn :
2. Đối trị tà chấp.
Giải thích :
Đã rõ chánh lý, tình hoặc mới mất, nên có đối trị tà chấp.
Chánh văn :
3. Phân biệt phát thú đạo tướng.
Giải thích :
Tà chấp đã mất, kế là nói về ngôi thứ hướng chánh, nên có phân biệt phát thú đạo tướng.
Trong phần nói về tướng, để giải thích ba phần trên, luận phân thành ba đoạn.
Hiển Thị Chánh Nghĩa có hai: Trước tổng, sau biệt.
Tổng, là giải thích “Tâm chúng sinh nhiếp tất cả …” trong phần Lập Nghĩa.
Biệt, là giải thích “Vì sao …”, là biệt nghĩa của hai môn trong phần Lập Nghĩa.
Trong tổng có ba: Trước là y pháp khai môn. Kế là liệt kê hai môn. Sau là hai môn nhiếp hết.
I. HIỂN THỊ CHÁNH NGHĨA
Chánh văn :
Y nơi nhất tâm pháp có hai môn. Thế nào là hai? Một, là môn chân như. Hai, là môn sinh diệt.
Giải thích :
NHẤT TÂM, là một tâm Như Lai tạng bao hàm hai nghĩa. Một, là ứng vào nghĩa "Thể dứt tuyệt tướng", là môn chân như. Nghĩa là, không nhiễm không tịnh, không sinh không diệt, không động không chuyển, bình đẳng một vị, tánh không sai biệt, chúng sinh tức là niết bàn, chẳng cần đợi diệt, phàm phu và Di-lặc đồng một bờ mé.
Hai, là ứng vào nghĩa ‘tùy duyên khởi diệt’, là môn sinh diệt. Nghĩa là, theo sự huân biến chuyển động mà thành nhiễm tịnh. Nhiễm tịnh tuy thành mà tánh hằng bất động. Từ bất động mà thành nhiễm tịnh, nên bất động cũng ở tại động môn. Đó là bản giác trong phần ‘thức có hai nghĩa’ ở văn sau, là tự thể trong môn sinh diệt ở văn trước, là cái «Không nhiễm mà nhiễm, nhiễm mà không nhiễm…» trong kinh Thắng Man. Đây là ứng vào môn sinh diệt mà nói.
Lăng Già nói: «Như Lai tạng gọi là thức Alaida, cùng với vô minh bảy thức đồng chung, như sóng của biển cả, thường không đoạn dứt». Lại nói: «Như Lai tạng bị các ác tập hư ngụy từ thời vô thủy huân, gọi là thức tạng». Lại nói: «Như Lai tạng là nhân của thiện và bất thiện, thọ khổ lạc, cùng với nhân đồng ở, lúc sinh lúc diệt… như kỹ nam làm ra các kỹ nhạc…». Nói rộng như trong Lăng Già. Các thứ này đều ứng vào môn sinh diệt mà nói. Song hai môn này, nêu thể thông dung, giới hạn chẳng phân, thể tướng không hai, khó dùng danh mục, nên nói ‘NHẤT TÂM pháp có hai môn...’.
Chánh văn :
Hai môn này, mỗi môn đều nhiếp hết thảy pháp.
Giải thích :
ĐỀU NHIẾP HẾT THẢY PHÁP là, trong phần Lập Nghĩa trên chỉ nói NHIẾP, nay trong phần Giải Thích lại nói MỖI MÔN ĐỀU NHIẾP là vì môn chân như là tướng chung của nhiễm tịnh, ngoài tướng chung đó, không riêng có nhiễm tịnh, nên đều tổng nhiếp. Như vi trần là tướng chung của đồ gốm. Ngoài tướng chung đó không riêng có đồ gốm. Đồ gốm đều nhiếp thuộc vi trần. Môn chân như, phải biết cũng như vậy.
Môn sinh diệt, là biệt tướng của nhiễm tịnh. Pháp biệt tướng nhiếp thuộc sinh diệt. Lại, do chân như này cùng với duyên hòa hợp mà biến làm các pháp. Các pháp đã không có thể khác, thì nhiếp trở lại môn chân như. Vì đồ gốm gom các vi trần. Vì hai môn này đều nhiếp, không phải hai, nên được gọi là nhất tâm.
Hỏi : Hai môn đã cùng nhiếp nhau, vì sao trong môn chân như ở văn trên chỉ hiển cái THỂ của Đại thừa, chẳng hiển TƯỚNG và DỤNG, mà trong môn sinh diệt lại hiển cả ba?
Đáp : Chân như thì tướng diệt, hiển thật môn. Không hoại tướng mà ngay đó diệt nên được nhiếp vào sinh diệt. Tướng diệt không tồn tại nên chỉ hiển nơi thể. Sinh diệt là do chấp LÝ mà thành môn SỰ, không hoại LÝ mà thành SỰ, nên được nhiếp vào chân như. Thành SỰ mà LÝ không mất nên hiển đủ ba đại.
Hỏi : Trước đã ‘mất tướng, tướng không còn’ nên chỉ hiển cái thể, nay cũng có thể ‘chấp lý, lý chẳng còn’, nên chỉ hiển tướng và dụng?
Đáp : Không theo lệ ấy. Vì sao? Vì sinh diệt khởi là nương vào chân nên chấp lý mà lý không mất. Chân như không nương vào sinh diệt, nên tướng mất chẳng còn. Tướng mất chẳng còn nên chỉ hiển cái thể. Lý chẳng mất nên hiển cả ba. Cho nên nhiếp nghĩa thì đồng mà hiển nghĩa thì có sai biệt. Dưới hỏi để giải thích.
Chánh văn :
Nghĩa ấy thế nào?
Giải thích :
Hỏi vặn : Nếu hai môn đều khác thì không thể theo nhau. Nếu vốn chỉ một tâm thì không dung ảnh nhiếp.[1]
Chánh văn :
Vì hai môn này không tách lìa nhau.
Giải thích :
Đáp : Nói KHÔNG TÁCH LÌA NHAU là, vì thể và tướng không tách lìa nhau. Như vàng tại vật trang nghiêm, nếu dùng vàng thu vật thì vật không thể mất, nếu dùng vật nhiếp vàng thì vàng không gì không tận. Thực là vì hai môn này một đường toàn thể thu khắp. Nghĩa này cũng vậy.
Trong phần biệt giải thích cũng có hai môn. Trước là nói riêng về hai môn, hiển động và tĩnh chẳng phải một. Sau, từ “Môn sinh diệt nhập môn chân như …” là nói hội tướng nhập thật, hiển động và tĩnh chẳng khác.
Chánh văn :
TÂM CHÂN NHƯ, chính là thể nhất pháp giới đại tổng tướng pháp môn.
Giải thích :
NHẤT PHÁP GIỚI là, không có hai chân tâm, là một pháp giới. Đây không phải tính số là một, mà là ‘như lý hư dung bình đẳng’ không hai, gọi là một. Lại, đối với văn sau thì y nơi ngôn thuyết có hai nghĩa nên đây, ứng vào thể chỉ nói một, y nơi việc sinh thánh pháp mà nói là pháp giới. Luận Trung Biên nói Pháp giới là “Nhân của thánh pháp làm nghĩa, nên gọi là pháp giới”. Thánh pháp y cảnh đó mà sinh, trong đó nghĩa của nhân là giới.
ĐẠI TỔNG TƯỚNG là, trong hai môn, chẳng thủ môn biệt tướng chỉ thủ môn tổng tướng. Nhưng cũng bao gồm cả môn biệt tướng, nên nói ĐẠI. Nhất pháp giới này, nêu thể toàn tạo môn sinh diệt, nêu thể toàn tạo môn chân như. Vì hiển nghĩa đó nên nói THỂ. Quĩ sinh vật giải, gọi là PHÁP. Thánh trí thông du, gọi là MÔN.
Chánh văn :
Đó là tâm tánh chẳng sinh chẳng diệt.
Giải thích :
TÂM TÁNH CHẲNG SINH CHẲNG DIỆT là, giải thích pháp thể trên, là theo vọng chẳng sinh, ứng vào trị cũng chẳng diệt. Lại, tu khởi cũng chẳng sinh, ở nhiễm cũng chẳng diệt. Nhiếp Luận nói: “Thế gian chẳng phá. Xuất thế gian chẳng tận”.
Trong phần hội vọng hiển chân có hai câu.
Chánh văn :
Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai biệt. Nếu lìa tâm niệm thì không có tất cả tướng cảnh giới.
Giải thích :
Có người chấp rằng: “Hiện thấy các pháp lưu chuyển, vì sao lại nói tánh không sinh diệt?”.
Giải thích: Tướng sai biệt có là do biến kế vọng tình của ông tạo ra, xưa nay không thật. Như y nơi mắt bệnh mà vọng thấy hoa đốm trong hư không, nên nói đều NƯƠNG NƠI VỌNG NIỆM MÀ CÓ SAI BIỆT.
Người nghi lại hỏi: “Vì sao lại biết nương nơi vọng niệm mà sinh?”.
Giải thích: Vì khi các thánh nhân lìa vọng niệm thì không có cảnh giới này. Đã không có cảnh giới này thì biết cảnh giới này từ vọng sinh. Vả lại, nếu cảnh này chẳng phải do vọng làm ra thì quyết định là thật có. Là thật có, mà thánh nhân không thấy thì nên là mê đảo, phàm phu đã thấy thì nên là giác ngộ, như chẳng thấy hoa đốm trong hư không thì nên là mắt bệnh. Nhưng không phải vậy, nên nói NẾU LÌA TÂM NIỆM THÌ …
Chánh văn :
Cho nên, tất cả pháp từ xưa tới nay lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có biến khác, chẳng thể phá hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi là chân như.
Giải thích :
CHO NÊN là, sở chấp vốn không, chân tâm chẳng động, do đây tất cả pháp đều là chân như. LÌA TƯỚNG NGÔN THUYẾT là, chẳng phải ở tại ngôn thuyết âm thanh. LÌA TƯỚNG DANH TỰ là, chẳng nằm trong danh cú thuyên biểu. Hai câu này ‘đường ngôn ngữ tuyệt’. Đây không phải là cảnh giới của Văn tuệ.
LÌA TƯỚNG TÂM DUYÊN là, chẳng phải là ý ngôn phân biệt nên ‘tâm hành xứ diệt’. Đây chẳng phải là cảnh giới của Tư tuệ.
Từ trên đến đây, lìa vọng ngụy nên nói CHÂN.
Từ đây trở về sau, lìa các dị tướng, nên nói NHƯ.
Lại, ba câu sau, triển chuyển giải thích nhau, lìa cảnh giới tu tuệ ở thế gian, chỉ tương ưng với chánh trí.
RỐT RÁO BÌNH ĐẲNG là, tuy thông cả nhiễm tịnh mà tánh thường không hai. Sở dĩ được không hai là vì khi ở trong duyên, trước sau chẳng đổi, nên nói KHÔNG CÓ BIẾN KHÁC. Sở dĩ tại hữu vi mà được bất biến là do chẳng đồng với hữu vi có thể phá hoại. Đây là tại nhiễm mà chẳng phá, trị đạo mà không hoại.
CHỈ LÀ NHẤT TÂM là, kết luận qui về pháp thể.
NÊN GỌI LÀ CHÂN NHƯ là, y nghĩa mà lập danh.
Trong phần hội chấp giải thích danh có hai : Trước là giải thích, sau là kết luận. Trong phần giải thích có ba : Đầu tiên là chánh hội trị chấp. Kế, từ «Chỉ là chỗ cùng cực …» là ứng vào danh mà giải thích nghi. Sau, từ «Thể chân như ấy …» là ứng vào tướng mà giải thích việc bỏ ngôn thuyết.
Chánh văn :
Vì tất cả ngôn thuyết giả danh không thật, chỉ theo vọng niệm, chẳng thể nắm bắt, nên nói chân như mà cũng không có tướng.
Giải thích :
TẤT CẢ NGÔN THUYẾT GIẢ DANH KHÔNG THẬT, là nói ngôn giáo chẳng phải thật, chẳng thể theo ngôn mà thủ chấp. CHỈ THEO VỌNG NIỆM, là giải thích do đâu thành không thật. Sợ các phàm ngu nghe cái tên chân như lại nói luận chủ tự trái nhau, vì văn trên đã nói ‘lìa tướng danh tự’ sao còn lập cái tên chân như, nên nay giải thích bỏ cái giả danh không thật, thành chẳng trái nhau.
Nói CŨNG KHÔNG CÓ TƯỚNG, là bỏ luôn tướng. Vì danh y tướng mà lập, đều là biến kế sở chấp. Kinh Lăng Già nói : «Tướng danh thường theo nhau mà sinh các vọng tưởng» nên nay cả hai cùng phải bỏ.
Trong phần biệt cũng có hai câu.Trước, là phần hạn của việc lập danh. Sau là ý của việc lập danh.
Chánh văn :
Chỉ là chỗ tột cùng của ngôn thuyết, nhơn ngôn thuyết mà bỏ ngôn thuyết. Nghi rằng: Đã tuyệt danh tướng, chỉ giả lập tạm danh, vì sao không lập cái danh khác mà lại nói chân như? Giải thích : Chân như là chỗ tột cùng của ngôn thuyết. Nghĩa là, sau cái tên này hoàn toàn không có tên, là bờ mé tối hậu trong các tên. Trong mười loại danh của Nhiếp Luận, tên chân như là tên thứ mười cuối cùng, nên nói TỘT CÙNG.
NHƠN NGÔN THUYẾT MÀ BỎ NGÔN THUYẾT, là lập cái tên tột cùng này mà bỏ cái tên này. Nếu không có cái tên này thì không do đâu bỏ cái tên này. Nếu còn cái tên này, cũng không bỏ cái tên này, thì như gõ làm yên tiếng ồn, nếu không có tiếng đó thì không dừng được các tiếng khác, nhưng nếu vì giữ tiếng này mà thường gõ nhẹ thì lại tự ồn, cũng không phải là dừng tiếng. Phải biết ý thú chỗ này cũng như vậy.[2]
Chánh văn :
Thể chân như ấy không thể bỏ, vì tất cả pháp thảy đều chân. Cũng không thể lập, vì tất cả pháp đều đồng như.
Giải thích :
THỂ CHÂN NHƯ ẤY KHÔNG THỂ BỎ …, có hai cách giải thích.
1. Ứng vào quán mà giải thích : Ngoại nhân thấy ở phần văn trước, danh và tướng chân như cả hai đều bỏ, thì cho bản thể chân như cũng là pháp có thể bỏ, nên sinh đoạn kiến. Thành đây giải thích rằng : Chỉ bỏ danh và tướng hư vọng, không bỏ chân như thật pháp, vì đó là diệu trí quán cảnh.
Vì sao không thể bỏ? Câu sau giải thích rằng : VÌ TẤT CẢ PHÁP THẢY ĐỀU CHÂN, không pháp có thể bỏ. Ngoại nhân đã nghe chân lý không thể bỏ thì lại cho có pháp có thể lập, đương tình duyên chấp, nên nói CŨNG KHÔNG THỂ LẬP, vì ly vọng tình.
Vì sao không thể lập? Câu sau đã giải thích, có thể tự hiểu.
2. Ứng vào pháp mà giải thích : KHÔNG THỂ BỎ, không phải là lấy chân thể bỏ pháp sinh diệt. Vì sao không thể bỏ? Giải thích : VÌ TẤT CẢ PHÁP THẢY ĐỀU CHÂN. Vì trong môn sinh diệt, tất cả pháp nhiễm tịnh v.v… không có tự tánh, chẳng khác chân như, chẳng cần phải bỏ.
CŨNG KHÔNG THỂ LẬP, vì các pháp sinh diệt v.v… chưa từng chẳng chân. Chân như này chẳng cần phải lập. Vì sao chẳng cần phải lập? Giải thích: VÌ TẤT CẢ PHÁP ĐỀU ĐỒNG NHƯ. Vì tất cả pháp sinh diệt v.v… xưa nay đồng như. Chân như này chưa từng chẳng hiển, sao có chỗ lập?
Lại, y theo văn trên, hai môn mỗi môn đều tổng nhiếp tất cả pháp ngôn. Trong đó nên thành bốn câu:
. Ứng vào chân không có chỗ bỏ, vì tục tức là chân.
. Ứng vào chân chẳng cần lập, vì ngay nơi tục là chân bản hiện.
. Ứng vào chân không chỗ trái, vì chân tức là tục.
. Ứng vào tục chẳng cần lập, vì ngay nơi chân là tục sai biệt.
Do nghĩa đó, chẳng hoại môn sinh diệt mà nói môn chân như, chẳng hoại môn chân như mà nói môn sinh diệt. Vì hai môn chỉ là nhất tâm. Cho nên chân tục song dung không có chướng ngại.
Trong bốn câu đó, hai câu trước thuộc môn chân như, hai câu sau thuộc môn sinh diệt. Vì trong đó là môn chân như nên chỉ có hai câu thôi.
Chánh văn :
Phải biết, tất cả pháp chẳng thể nói chẳng thể niệm nên gọi là chân như.
Giải thích :
Đây là kết luận : Ly ngôn tuyệt tư lường.
Phần giải đáp sau là giải thích cái nghi. Trước là hỏi : Nghi ‘chân thì dứt tuyệt việc tu hành’. Sau là đáp : Nêu chân khuyên tu hành.
Chánh văn :
Hỏi: Nếu nghĩa như thế thì các chúng sinh v.v… làm sao tùy thuận mà thể nhập được?
Giải thích :
LÀM SAO TÙY THUẬN, là hỏi về phương tiện quán. MÀ THỂ NHẬP ĐƯỢC, là chánh quán.
Trong phần đáp có hai.
Chánh văn :
Đáp : Nếu biết tất cả pháp, tuy nói mà không có năng nói sở nói, tuy niệm cũng không có năng niệm sở niệm thì gọi là tùy thuận. Nếu ly niệm, gọi là được nhập.
Giải thích :
Tuy nói và niệm đều không có năng sở là nói ‘niệm tức là vô niệm’ không phải là diệt niệm. Không diệt niệm, nên nói TUY NIỆM. Ly lìa đoạn kiến thì vô niệm. Đều không có năng sở là ly lìa thường kiến, trong khoảng một niệm lìa hai kiến này thì thấy pháp không hai, nên hay xứng thuận trung đạo, tùy thuận pháp tánh.
Cũng có thể là, tuy ở nơi ngôn niệm v.v… mà quán các niệm v.v… này thường không có năng sở, thì tuy chưa ly niệm mà thuận với vô niệm, nên nói TÙY THUẬN. Đây là giải thích Quán phương tiện. Quán lâu thì chẳng bao lâu sau có thể lìa vọng niệm, khế hợp với chân lý vô niệm, nên nói chánh quán.
Nói ĐƯỢC NHẬP, là quán trí khế nhập. Luận Thập Địa nói: “Trí, là trí hành xứ”. Cũng nói: “Cảnh giới này khó thấy, tự tâm thanh tịnh có thể thấy được cảnh giới chẳng thể nói này”. Hoa Nghiêm cũng nói kệ: “Chân pháp tánh thậm thâm. Diệu trí tùy thuận nhập”. Cho nên phải biết, tuy chẳng phải là cảnh giới của vọng niệm, thì cũng không thể sinh cái tưởng tuyệt phần.[3]
Từ đây trở đi phân làm ba. Trước là nói số tổng nêu. Hai, khai chương nói lược. Ba, y chương giải thích rộng.
Chánh văn :
Lại nữa, chân như ấy y nơi ngôn thuyết phân biệt mà có hai nghĩa.
Giải thích :
Y NGÔN THUYẾT CÓ HAI NGHĨA là hiển hai loại nghĩa. Nếu lìa ngôn thuyết thì chỉ còn một vị. Nay đã y nơi ngôn thuyết nên nói có hai. Chẳng thể theo ngôn thuyết chấp thủ. Chỉ vì muốn sinh tín giải cho người đời mà nói luận này. Địa luận nói: “Vì sao? Không chỉ nói vô ngôn mà còn thị hiện y nơi ngôn tìm hiểu biết”.
Chánh văn :
Thế nào là hai? Một là như thật không, vì hiển bày rốt ráo cái thật.
Giải thích :
NHƯ THẬT KHÔNG, đây là lấy phần không trong cái như thật, không có vọng nhiễm, nên nói ‘như thật không’. Chẳng phải là như thật tự không mà là cái không của như thật.[4] Đây thuộc Y chủ thích. Vì vọng không nên hay hiển thị chánh lý, nên nói HIỂN BÀY CÁI THẬT. Luận Trung Biên nói: “Không năng thủ sở thủ có, có năng thủ sở thủ không thì gọi là không tướng”.
Chánh văn :
Hai là như thật bất không, vì có tự thể đầy đủ vô lượng tánh công đức.
Giải thích :
BẤT KHÔNG có hai thứ là : Khác với ‘vọng không thể’ nên nói CÓ TỰ THỂ. Khác với vô lượng phiền não hữu lậu, nên nói ĐẦY ĐỦ VÔ LƯỢNG TÁNH CÔNG ĐỨC. Nhiếp Luận nói : «Tứ đức vốn có». Phật Tánh Luận nói kệ: «Bởi do khách trần không. Cùng pháp giới lìa nhau. Pháp vô thượng bất không. Cùng pháp giới tương tùy». Phần trường hàng của luận đã giải thích rộng, có thể y đó mà hiểu.
Trong phần giải thích rộng, trong ‘không’ có ba : Trước, nói lược về ly nhiễm, không phải là lược cái tận hết. Kế, giải thích rộng, không phải là rộng cái tròn khắp. Sau, là tổng kết.
Chánh văn :
KHÔNG là, vì từ xưa đến nay tất cả nhiễm pháp đều chẳng tương ưng, lìa tướng sai biệt của tất cả pháp, vì không có tâm niệm hư vọng.
Giải thích :
TẤT CẢ NHIỄM PHÁP ĐỀU CHẲNG TƯƠNG ƯNG, là tổng nêu năng sở phân biệt đều chẳng tương ưng. LÌA TƯỚNG SAI BIỆT, là lìa tướng sở thủ. VÌ KHÔNG CÓ VỌNG NIỆM, là lìa cái kiến năng thủ. Lại, vọng cảnh là từ vọng niệm mà sinh nên giải thích hiển cái ‘không’ không. Thực là do tâm điên đảo mà có vọng cảnh, là tình có lý không. Đức của chân như, thì lý có mà tình không, nên CHẲNG TƯƠNG ƯNG vậy.
Trong phần giải thích rộng, chấp thủ tuy nhiều nhưng tổng nhiếp không ngoài bốn câu đó. Quảng Bách Luận nói: «Lại nữa, vì hiển các pháp sở chấp[5] ở thế gian đều không thật và hiển chỗ chấp của ngoại đạo không đồng, nên nói kệ rằng : Hữu - phi hữu đều không. Một - phi một đều mất. Tùy thứ[6] mà phối thuộc. Người trí đạt phi chân». Trong luận đó, thứ lớp rộng phá các nghĩa của bốn tông ngoại đạo. Đầy đủ thì như Bách Luận đã nói. Nay, trong luận này, vì ứng với chỗ chấp của ngoại nhân có khác đi, nên có các câu chẳng đồng với Bách Luận.
Chánh văn :
Phải biết tự tánh chân như chẳng phải tướng có, chẳng phải tướng không, chẳng phải tướng chẳng có, chẳng phải tướng chẳng không, chẳng phải tướng vừa có vừa không.
Giải thích :
CHẲNG PHẢI TƯỚNG CÓ, là nói chân lìa cái vọng có. Người đời sẽ tưởng: «Đã không tướng có, thì nên là không ». Giải thích : ‘Ta’ chẳng phải là ‘ông vọng có’ nên nói ‘chẳng phải tướng có’, sao lại cho ta là không? Nên nói CHẲNG PHẢI TƯỚNG KHÔNG.
Do nghe chẳng phải tướng có, chẳng phải tướng không, người đời lại tưởng « Cả hai tướng chẳng phải có chẳng phải không đều không, là chân như ». Giải thích : ‘Ta chẳng phải ông’, là ‘có nói chẳng có’, không phải nói pháp thể chẳng có. ‘Chẳng phải ông’ là ‘không, nói chẳng không’, không phải nói pháp thể chẳng không. Sao lại chấp vào cái chẳng có cũng chẳng không? Nên nói CHẲNG PHẢI TƯỚNG CHẲNG CÓ, CHẲNG PHẢI TƯỚNG CHẲNG KHÔNG.
Người đời lại tưởng: «Ta, ở trên đã lập có lập không. Ông, thì cả hai đều không. Hai cái không nếu còn thì có và không mất theo. Nhưng nay hai cái không đã không thì với ta, có và không lại lập». Giải thích : Ta chẳng phải ông, cả hai đều ‘chẳng phải’, nên nói ‘chẳng phải không’, không phải biến cả hai thành ‘phải’. Vì sao sao lại chấp? Nên nói CHẲNG PHẢI TƯỚNG VỪA CÓ VỪA KHÔNG.
Chánh văn :
Chẳng phải tướng một, chẳng phải tướng khác, chẳng phải tướng chẳng một, chẳng phải tướng chẳng khác, chẳng phải tướng vừa một vừa khác.
Giải thích :
Cứ y theo trên mà hiểu.
Chánh văn :
Cho đến nói một cách tổng quát là , y nơi tất ca chúng sinh vì có vọng tâm, niệm niệm phân biệt, đều chẳng tương ưng, nên nói là không.
Giải thích :
Trong phần tổng kết, vọng chấp như trần sa, khó có thể trùm khắp, nên nay tổng nhiếp nói CHẲNG TƯƠNG ƯNG. Đây là thuận kết.
Chánh văn :
Nếu lìa vọng tâm thật không thể không.
Giải thích :
Đây là nghịch kết. Vì đối với cái nhiễm không mà nói chân là không, không phải không có cái thể như rồi cho đó là không.[7] Có thể phần này dùng để giải thích cái nghi : Người đời nghe nói chân không liền cho là không luôn cái chân thể cùng vớivô lượng công đức. Nên đây giải thích : Nói không không khác với bất không.
Trong phần bất không có bốn. Một là nêu. Hai là giải thích. Ba là kết. Bốn là giải thích nghi.
Chánh văn :
BẤT KHÔNG là, đã rõ thể của pháp là không, không có vọng.
Giải thích :
Đầu tiên là nêu trước hiển sau.
Chánh văn :
Chính là chân tâm thường hằng không biến đổi, đầy đủ pháp thanh tịnh, gọi là bất không.
Giải thích :
Đây là hiển cái bất không. Đức của bất không đối lại với cái vọng không. Luận lược sơ bốn loại mà luận Bảo Tánh đã nói : «1/Vì thường nên chẳng sinh, lìa ý sanh thân. 2/Vì hằng nên chẳng tử, lìa bất tư nghì thối. 3/Không biến đổi nên chẳng lão, không có nghiệp vô lậu.[8] 4/Thanh lương nên chẳng bệnh, không có tập phiền não». Trong đó, PHÁP THANH TỊNH tương đương với sự thanh lương mà luận Bảo Tánh vừa nói, vì lìa hoặc nhiễm.
CHÂN TÂM là nêu thể. THƯỜNG là thường đức. HẰNG là lạc đức, vì lìa cái khổ biến dịch. KHÔNG BIẾN ĐỔI là ngã đức, vì không bị nghiệp trói buộc, tự tại. PHÁP THANH TỊNH là tịnh đức.
Chánh văn :
Cũng không có tướng có thể thủ.
Giải thích :
Trong phần giải thích nghi vấn, người nghe ‘Pháp thanh tịnh chẳng không’ thì cho là đồng với cái có của tình chấp, nên đây giải thích KHÔNG TƯỚNG CÓ THỂ THỦ. Đây là ‘bất không’ chẳng khác với ‘không’.
Chánh văn :
Vì lìa cảnh giới niệm, chỉ chứng mới tương ưng.
Giải thích :
LÌA CẢNH GIỚI NIỆM … là giải thích do đâu không có tướng. Nếu là sở duyên của vọng niệm thì có tướng. Đã chỉ là cảnh giới của chân trí thì biết rõ không có tướng vọng chấp.
Giải thích xong môn chân như.
Sau là giải thích môn sinh diệt, có hai : Trước, giải thích tâm pháp sinh diệt. Sau, nói về nghĩa đã hiển. Là nói pháp này có công năng hiển nghĩa.
Hỏi : Vì sao trong môn chân như chẳng nói nghĩa Đại đã hiển đó, mà trong môn sinh diệt lại nói đầy đủ?
Đáp : Vì môn chân như tức chỉ cái thể của Đại thừa, năng sở chưa phân, thuyên chỉ chẳng khác, nên không nói. Trong môn sinh diệt, nhiễm tịnh chẳng phải một, pháp nghĩa có sai khác, nên nói đầy đủ.
Trong phần lập nghĩa trên, môn chân như thì nói TỨC CHỈ …, môn sinh diệt lại nói CHỈ … Nghĩa giải thích là ở chỗ này.
Trong môn sinh diệt có hai : Trước, nói nhiễm tịnh sinh diệt. Sau, nói nhiễm tịnh trợ nhau. Trong phần nhiễm tịnh sinh diệt cũng có hai : Trước, ngay nơi thể mà tổng nêu. Sau, y nơi nghĩa mà giải thích riêng. Trong phần tổng có ba : Trước, nêu thể. Kế, nói tướng. Sau, lập danh.
Chánh văn :
TÂM SINH DIỆT là, y Như Lai tạng có tâm sinh diệt.
Giải thích :
Đây là nêu thể. Nói Y NHƯ LAI … là tâm không sinh diệt nhơn gió vô minh nên động mà thành sinh diệt, nên nói tâm sinh diệt y nơi tâm không sinh diệt. Nhưng hai tâm này hoàn tòan không có hai thể, chỉ là ứng vào hai nghĩa mà nói y nhau. Như nước không động, bị gió thổi làm thành nước động. Động tĩnh tuy khác mà thể nước là một.
Cũng có thể nói rằng : Y nơi nước tĩnh mà có nước động. Phải biết, ở đây lý thú cũng như vậy. Nghĩa là, tự tánh tâm thanh tịnh gọi là Như Lai tạng, nhơn gió vô minh làm động mà thành sinh diệt, nên nói Y NHƯ LAI CÓ TÂM SINH DIỆT. Lăng Già, Thắng Man đều đồng với thuyết này. Đây hiển chân tâm theo động mà thành sinh diệt, không phải là nêu sở y thủ năng y.[9] Vì trong môn này có hai nghĩa chỉ ra ba đại. Cho nên, nhiếp chung sở y vào luôn môn này.
Chánh văn :
Đó là chẳng sinh chẳng diệt cùng với sinh diệt hòa hợp, chẳng phải một chẳng phải khác.
Giải thích :
CHẲNG SINH DIỆT, là tâm Như Lai tạng thanh tịnh nói trên. Động mà làm thành sinh diệt, chẳng tách lìa nhau nên nói HÒA HỢP. Không phải riêng có tâm sanh diệt đến cùng hòa hợp với chân. Tâm sinh diệt và sinh diệt của tâm, không có hai tướng. Sinh diệt của tâm là nhơn vô minh mà thành. Tâm sinh diệt là từ bản giác mà khởi. Không có hai thể, chẳng tách lìa nhau, nên nói HÒA HỢP. Văn sau nói : «Như nước biển cả nhơn gió mà sóng động. Tướng nước tướng gió chẳng lìa nhau». Cho đến nói rộng : Trong đó, cái động của nước là tướng gió. Cái ướt của động là tướng nước. Vì nước khởi là thể động, nước chẳng lìa tướng gió. Không động mà chẳng phải ướt, nên động chẳng lìa tướng nước.[10] Tâm cũng như vậy. Tâm sinh diệt khởi là thể động, nên tâm chẳng lìa tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt không gì chẳng phải chân. Sinh diệt chẳng lìa tâm tướng. Cái chẳng lìa như thế gọi là HÒA HỢP. Tâm không sinh diệt cùng với sinh diệt hòa hợp, vì là môn tùy duyên. Chẳng phải sinh diệt cùng với không sinh diệt hòa hợp, vì thuộc môn chân như.
CHẲNG PHẢI MỘT CHẲNG PHẢI KHÁC là, chân tâm toàn thể động nên tâm đi liền với sinh diệt, là chẳng phải khác, mà chân tánh hằng bất biến. Kinh Lăng Già lấy nhiễm pháp là bảy thức làm sinh diệt, lấy tịnh pháp là Như Lai tạng làm chẳng sinh diệt. Hai thứ này hòa hợp thành thức A lê da. Vì hòa hợp nên chẳng phải một chẳng phải khác.
Nghĩa ‘chẳng phải khác’ này có ba loại :
. Vì gốc theo ngọn mà nói chẳng phải khác. Kinh nói: «Như Lai tạng là nhân của thiện và bất thiện, có thể hưng tạo khắp tất cả sinh thú». Cũng nói: «Hoặc sinh hoặc diệt…». Lương Nhiếp Luận cũng nói: «Thức này, hư vọng là tánh của nó». Nên nói hư vọng nhiếp thuộc phân biệt. Kinh nói: «Phật tánh tùy duyên thành vị riêng…».
. Nhiếp ngọn đồng với gốc mà nói chẳng phải khác. Kinh nói: «Chúng sinh thì như». Kinh Niết Bàn nói: «Thập nhị nhân duyên tức là Phật tánh». Luận Thập Địa nói: «Tam giới chỉ là nhất tâm». Luận đó giải thích : Đó là đệ nhất nghĩa đế. Luận này, phần sau nói: «Tứ tướng xưa nay bình đẳng đồng một chân giác…». Chúng, sinh, tứ tướng v.v…[11] là ngọn của gốc. Gốc thì không có gốc khác, chỉ có sinh diệt, hoàn toàn không có biệt pháp có tướng khác. Như, Phật tánh v.v... là gốc của ngọn, ngọn thì không có ngọn khác, chỉ có chẳng sinh diệt, cũng không có biệt pháp có tướng khác.
. Gốc và ngọn bình đẳng mà nói chẳng phải khác. Kinh nói: «Như Lai tạng thậm thâm. Mà chung với bảy thức». Kinh cũng nói: «Sao A lê da gọi là Như Lai tạng? Mà cùng chung với vô minh bảy thức, như sóng biển cả thường chẳng đoạn dứt». Luận cũng nói: «Chỉ chân thì chẳng sinh. Riêng vọng thì chẳng thành. Chân vọng hòa hợp mới có sở vi». Đó là gốc ngọn dung hợp, giới hạn chẳng phân, nên nói chẳng phải khác vậy.
Nghĩa ‘Chẳng phải một’ là vì trên nhiếp ngọn về gốc, chỉ là chẳng sinh diệt, cùng với cái nhiếp gốc theo ngọn, chỉ là pháp sinh diệt, mà chẳng phải một.[12] Y nơi nghĩa này, kinh nói: «Như Lai tạng, chẳng ở trong A lê da, cho nên bảy thức có sinh có diệt, Như Lai tạng thì chẳng sinh chẳng diệt ». Giải thích : Trong đó chỉ có sinh diệt là bảy thức, chỉ có không sinh diệt là Như Lai tạng. Hai nghĩa đã phân, thế nhưng Alaida không có tự thể riêng, nên nói ‘chẳng ở trong’. Đây là ứng vào nghĩa ‘chẳng phải một’ mà nói. CHẲNG PHẢI là chẳng hòa hợp. Vì sao? Vì trong đó Như Lai tạng không sinh diệt là phần không sinh diệt của bảy thức sinh diệt, nên cùng với cái sinh diệt của mình chẳng phải một. Bảy thức sinh diệt là phần sinh diệt của Như Lai tạng không sinh diệt, nên cùng với cái không sinh diệt của mình chẳng phải một. Trong đó, không ngay, không trái, không khác mà nói ‘chẳng phải một’. Cũng bởi do không khác mà thành chẳng phải một. Vì sao? Vì nếu Như Lai tạng khi tùy duyên tạo thành sinh diệt, đánh mất đi cái không sinh diệt, thì chẳng thể có sinh diệt. Cho nên, do cái không sinh diệt mà có cái sinh diệt. Đó là chẳng khác nên chẳng phải một.
Lại, trong đó, chân vọng hòa hợp, các thức duyên khởi, dùng bốn câu luận về nó :
. Như Lai tạng chỉ là không sinh diệt, như tánh ướt của nước.
. Bảy thức chỉ là sinh diệt, như sóng của nước.
. A lê da vừa sinh diệt vừa không sinh diệt, như biển bao hàm cả động tĩnh.
. Vô minh đảo chấp chẳng phải sinh diệt chẳng phải không sinh diệt, như khởi sóng mạnh, gió chẳng phải nước chẳng phải sóng.
Trong bốn nghĩa này, tùy nêu một nghĩa mà dung thể toàn nhiếp. Nghĩa lý Duyên khởi không có hai tướng. Trong đó, lại ứng vào tánh ướt mà chẳng mất nghĩa biên, động tĩnh chẳng phải một, nên nói nước chẳng ở trong sóng. Đâu phải sóng này lìa ngoài nước riêng có thể. Các nghĩa còn lại theo đó mà hiểu.
Hỏi : Đã nói động tịnh chẳng phải một, thì nên nói Như Lai tạng chẳng ở trong bảy thức, sao nói chẳng ở tại A lại da?
Đáp : Alaida dung cả động tĩnh. Động tĩnh không hai. Toàn thể A lê da này, động tĩnh đã phân, A lê da không có thể riêng, nên nói ‘không ở trong’.
Hỏi : A lê da đã thông nhiễm tịnh thì chẳng nên chỉ ở tại môn sinh diệt.
Đáp : Vì khởi tĩnh mà thành động, động không riêng có thể, nên tánh tĩnh theo nơi động cũng ở trong môn sinh diệt. Chẳng phải chỉ có A lê da có đủ động tĩnh là ở trong môn sinh diệt. Vẫn còn Như Lai tạng tuy bất động cũng ở trong môn này. Vì sao? Vì sinh diệt đó không có pháp riêng. Suy nghĩ thì sẽ hiểu.
Nếu là một, thì khi tướng sinh diệt hết, chân tâm nên diệt, là rơi vào lỗi đoạn diệt. Nếu là khác, thì khi gió vô minh huân động, thể của tâm tĩnh nên chẳng tùy duyên, lại rơi vào lỗi thường kiến. Lìa hai biên đó nên chẳng phải một, chẳng phải khác.
Nếu là một thì không có hòa hợp. Nếu là khác thì cũng không có hòa hợp. Chẳng phải một, chẳng phải khác nên được hòa hợp. Như kinh nói: «Thí như khối đất và vi trần chẳng khác chẳng phải chẳng khác. Vàng và đồ trang sức cũng như vậy. Nếu khối đất khác vi trần thì không thể từ vi trần mà thành, nhưng thật là từ vi trần mà thành, cho nên chẳng khác. Nếu chẳng khác thì khối đất và vi trần phải không sai biệt. Cũng vậy, chuyển thức và chân tướng của tạng thức nếu khác thì tạng thức chẳng phải là nhân. Nếu chẳng khác, thì khi chuyển thức diệt, tạng thức cũng nên diệt. Nhưng tự chân tướng thật chẳng diệt. Cho nên, chẳng phải tự chân tướng thức diệt, chỉ là nghiệp tướng diệt». Giải thích : Trong đó, chân tướng là Như Lai tạng, chuyển thức là bảy thức, tạng thức là A lê da. Nay luận này chủ yếu tóm quát ý cả đoạn kinh Lăng già kia làm cái an lập này, nên nói ‘chẳng phải một chẳng phải khác’. Sau là lập danh.
Chánh văn :
Gọi là thức A lê da.
Giải thích :
Sinh diệt và không sinh diệt, nghĩa của chúng chẳng phải một nhưng nói về tâm thì chẳng khác. Thiết yếu của hai nghĩa này là tâm bất nhị, gọi là thức A lê da. A lại da và A lê da chỉ là cái lầm của Phạn ngữ. Tam tạng Chân Đế đời Lương thuận theo tên dịch thành ‘thức vô một’. Nay, pháp sư Huyền Trang ngay nơi nghĩa dịch thành tạng thức. Tạng, là nghĩa thu nhiếp cất chứa. Vô một, là nghĩa chẳng mất. Nghĩa thì đồng mà tên lại khác.
Sở nhiếp gọi là tạng, vì các chúng sinh lấy đó làm ngã. Vì sao như thế? Vì chân tâm chẳng giữ tự tánh, theo sự huân, hòa hợp, tựa như một, tựa như thường. Kẻ ngu lấy cái tựa như đó làm chân, thủ làm nội ngã, nhiếp lấy ngã kiến, nên gọi là tạng. Do nghĩa này, hai thứ ngã kiến không khởi vị nữa thì mất cái tên Alaida.
Tự thể của năng tạng ở trong các pháp. Các pháp của năng tạng ở trong tự thể. Luận nói : «Năng tàng, sở tàng, ngã ái chấp tàng» là chỉ cho chỗ này. Đây là y nơi nghĩa mà lập danh.
Trong phần giải thích riêng có ba : Đầu tiên là giải thích tâm sinh diệt trên. Kế, giải thích nhân duyên sinh diệt. Sau, giải thích tướng sinh diệt. Giải thích tâm sinh diệt cũng có ba : Trước là nêu số nói về đức. Kế, nương vào câu hỏi để liệt kê tên. Sau, là nương vào danh mà giải thích.
Chánh văn :
Thức này có hai nghĩa.
Giải thích :
Nghĩa này hơi khó, nay tóm quát cả văn trên dưới, lược nói ý này. Phần còn lại, cuối văn sẽ hiểu. Vì sao? Vì chân như có hai nghĩa. Một là nghĩa bất biến. Hai, là nghĩa tùy duyên. Vô minh cũng có hai nghĩa. Một, là không thể, tức nghĩa không. Hai, là hữu dụng, là nghĩa thành sự. Trong cái chân vọng này, đều do nghĩa đầu mà thành môn chân như, đều do nghĩa sau mà thành môn sinh diệt. Chân như tùy duyên và vô minh thành sự này đều có hai nghĩa : 1/Nghĩa nghịch tự thuận tha và 2/Nghĩa nghịch tha thuận tự.
Trong phần vô minh, cái nghịch tự thuận tha này có hai nghĩa :
1/ Phản đối thuyên chỉ tánh công đức.
2/ Biết danh nghĩa mà thành tịnh dụng.
Cái nghịch tha thuận tự cũng có hai nghĩa :
1/ Che chân lý.
2/ Thành vọng tâm.
Trong phần chân như, cái nghịch tha thuận tự này cũng có hai :
1/ Lật vọng nhiễm thành tự đức.
2/ Nội huân vô minh khởi tịnh dụng.
Cái nghịch tự thuận tha cũng có hai :
1/ Ẩn tự chân thể.
2/ Hiển hiện vọng pháp.
Chân vọng trên, mỗi thứ đều có bốn nghĩa.
Do trong vô minh, phản đối thuyên chỉ cái nghĩa, còn trong chân như, lật vọng mà hiển nghĩa đức, từ hai nghĩa này mà có được bản giác.
Lại, trong vô minh hay biết danh nghĩa, còn trong chân như, có nghĩa nội huân, từ hai nghĩa này mà có được thủy giác.
Lại, do trong vô minh mà che nghĩa chân, còn tại chân như thì ẩn nghĩa thể, từ hai nghĩa này có được Căn bản bất giác.
Lại, do trong vô minh mà thành nghĩa vọng, còn trong chân như hiện nghĩa vọng, từ hai nghĩa này có được Chi mạt bất giác.
Trong môn sinh diệt này, chân vọng lược khai bốn nghĩa, rộng thì có 8 môn.
Ứng vào từng cặp đối nhau hòa hợp thành duyên khởi thì có 4 môn : Hai giác và hai bất giác.
Ứng vào bản và mạt không lìa nhau thì chỉ có 2 môn : Môn nhất tâm và môn sinh diệt.
Ứng vào các thức phân tướng môn thì bản giác bản bất giác ở tại trong bản thức. Hai thứ còn lại thì ở trong sinh khởi thức.
Ứng vào bản mạt bất nhị môn thì đều ở trong bản thức, nên nói «Thức này có hai nghĩa».
Hỏi : Trong đó ‘một thức có hai nghĩa’ có sai biệt gì với ‘một tâm có hai môn’ nói trên?
Đáp : Trong ‘một tâm’ nói trên bao hàm ‘hai nghĩa’ là nghĩa ‘chẳng giữ tự tánh tùy duyên’ và nghĩa ‘bất biến tự tánh tuyệt tướng’. Nay ở đây,chỉ ngay nơi tướng nhiễm-tịnh, lý-sự không hai trong môn tùy duyên, nói ‘thức’ này. Như vậy, nghĩa ‘một tâm’ trước thì bao trùm cả hai môn, còn nghĩa một thức này thì hạn cuộc trong một môn.
Hỏi : Trong đó bản giác cùng với môn chân như có gì sai biệt?
Đáp : Môn chân như ứng vào cái thể tuyệt tướng mà nói. Bản giác ứng vào tánh công đức mà nói, là nghĩa Đại trí tuệ quang minh v.v… gọi là bản giác. Bản, là nghĩa tánh. Giác, là nghĩa trí tuệ. Do đó, đều là do lật vọng nhiễm mà hiển, đều nhiếp thuộc môn sinh diệt. Vì trong môn chân như không có nghĩa lật nhiễm v.v… nên không đồng với bản giác. Cho nên hai đại thể và tướng đều gọi là bản giác, đều ở trong môn sinh diệt, nên được đủ ba đại.
Chánh văn :
Hay nhiếp tất cả pháp và hay sinh tất cả pháp.
Giải thích :
HAY NHIẾP TẤT CẢ PHÁP là, trong hai môn trên, đều nói «mỗi thứ đều nhiếp tất cả pháp», đây không nói ‘mỗi thứ’ vì hai nghĩa hạn cuộc trong hai môn, chỉ nói một thức do bao hàm hai nghĩa nên nhiếp tất cả.
Lại, trên chỉ nói nhiếp mà không nói sinh. Vì trong môn chân như không có nghĩa sinh. Trong thức này, vì bất giác huân bản giác, nên sinh các nhiễm pháp, lưu chuyển sinh tử. Vì bản giác huân bất giác, nên sinh các tịnh pháp, phản lưu xuất triền, thành ra thủy giác. Y vào hai nghĩa này mà sinh khắp tất cả pháp nhiễm tịnh, nên nói HAY SINH. Trong phần 4 thứ huân tập sau, sẽ nói rộng về việc này.
Chẳng phải chỉ huân nhau mà có thể sinh các pháp, cũng sinh các pháp rồi[13] chẳng lìa tâm này, vì nhiếp thuộc tâm này. Như đã giải thích ở chỗ ‘Hai môn trên đều nhiềp’.
Chánh văn :
Thế nào là hai? Một, là nghĩa giác. Hai, là nghĩa bất giác.
Giải thích :
Phần này có ba : Đầu tiên nói về giác. Kế nói về bất giác. Sau, nói về đồng và khác.
GIÁC là, ứng vào tịnh pháp mà nói tâm sinh diệt. Trong đó có hai : Trước, lược nói về hai giác là thủy giác và bản giác. Sau, nói rộng về hai giác. Trong phần nói lược cũng có hai : Trước nói về bản giác. Sau nói về thủy giác. Trong phần nói về bản giác cũng có hai : Trước, hiển cái thể của bản giác. Sau, giải thích cái tên bản giác.
Chánh văn :
GIÁC, là tâm thể ly niệm. Tướng ly niệm thì đồng với hư không giới, không chỗ nào mà chẳng khắp. Pháp giới nhất tướng tức là pháp thân Như Lai bình đẳng. Y nơi pháp thân ấy mà nói tên bản giác.
Giải thích :
LY NIỆM, là ly vọng niệm, hiển không có bất giác. ĐỒNG HƯ KHÔNG v.v…, thì không phải chỉ không có cái mờ tối của bất giác mà còn có nghĩa Đại trí tuệ quang minh giác v.v…
HƯ KHÔNG có hai nghĩa, huống là bản giác :
1/ Nghĩa trùm khắp : Ngang là trùm khắp ba mé. Dọc thì thông cả phàm thánh. Nên nói, KHÔNG CHỖ NÀO MÀ CHẲNG KHẮP.
2/ Nghĩa vô sai biệt : Tại triền hay xuất chướng tánh hằng không hai, nên nói PHÁP GIỚI NHẤT TƯỚNG.
Muốn làm rõ nghĩa giác, là tướng xuất triền hiển, nên nói TỨC LÀ PHÁP THÂN NHƯ LAI BÌNH ĐẲNG. Đã là cái giác của pháp thân thì lý chẳng phải mới thành, nên nói Y PHÁP THÂN ẤY MÀ NÓI TÊN BẢN GIÁC. Vô Tánh Nhiếp Luận nói: «Vô cấu, vô quái ngại trí gọi là pháp thân». Kinh Kim Cương Minh gọi Đại viên cảnh trí là pháp thân, đều là nghĩa này.
Chánh văn :
Vì sao? Vì nghĩa bản giác là do đối với thủy giác mà nói, vì thủy giác tức đồng với bản giác.
Giải thích :
VÌ SAO, là hỏi để lập tên. Hỏi có hai ý :
1/Trong phần khai chương trên, chỉ nói nghĩa giác, sao nay trong phần kết lại có cả bản giác?
2/Đã nói bản giác, vì sao văn trên chỉ nói giác?
Giải thích rằng : DO ĐỐI VỚI THỦY GIÁC MÀ NÓI, là đáp ý đầu.
VÌ THỦY GIÁC TỨC ĐỒNG BẢN GIÁC là, vì khi đến tột nguồn tâm, thì giác tức đồng bản giác, không có hai tướng. Cho nên, văn trên chỉ nói giác, là đáp ý sau. Thực là do bản giác theo nhiễm mà sinh ra thủy giác. Phải đợi thủy giác này trở về mới gọi là bản giác, nên nói BẢN GIÁC LÀ ĐỐI VỚI THỦY GIÁC MÀ NÓI. Nhưng thủy giác là bản giác sở thành,[14] trở lại khế hội với nguồn tâm, dung đồng một thể, mới gọi là thủy giác, nên nói VÌ THỦY GIÁC TỨC ĐỒNG BẢN GIÁC.
Hỏi: Nếu thủy giác khác với bản giác thì chẳng thành thủy giác. Nếu thủy giác đồng với bản giác thì không có cái khác của thủy giác, vì sao nói đối với thủy giác mà nói bản giác?
Đáp : Nay trong môn sinh diệt, ứng vào nghĩa tùy nhiễm mà hình thành bản giác, nên nói là đối với thủy giác. Thật ra, thủy giác khi tột được nguồn tâm thì nhiễm duyên đã hết, thủy giác và bản giác không khác, bình đẳng, bặt hết ngôn thuyết, đều nhiếp thuộc môn chân như. Cho nên, cái tên bản giác là ở trong môn sinh diệt, chẳng phải trong môn chân như.
Chánh văn :
Nghĩa thủy giác là, y bản giác nên mới có bất giác, y bất giác nên nói có thủy giác.
Giải thích :
Trong phần thủy giác, nói thủy giác là điệp danh.[15] Y BẢN GIÁC MÀ CÓ BẤT GIÁC, là nói nguyên do khởi thủy giác. Nghĩa là, tâm thể này theo duyên vô minh nên động mà thành vọng niệm, nhưng vì lực huân tập trong bản giác, nên dần có chút tỉnh (giác) chán và cầu, cho đến cứu cánh thì đồng trở lại với bản giác, nên nói Y BẢN GIÁC v.v… Văn sau nói ‘bản giác theo nhiễm sinh trí tịnh tướng’ chinh là trí thủy giác. Trong đó, đại ý nói bản giác thành bất giác, bất giác thành thủy giác, thủy giác đồng bản giác. Đồng bản giác thì không có bất giác. Không có bất giác nên không có thủy giác. Không có thủy giác nên không có bản giác. Không có bản giác nên bình đẳng. Bình đẳng thì ly ngôn bặt suy nghĩ. Cho nên, phật quả viên dung sâu kín vô kí, còn không có sự khác biệt giữa bản giác và thủy giác, sao có ba thân khác nhau? Chỉ là tùy vật mà tâm hiện nên nói dụng báo thân và hóa thân. Phần sau sẽ noi về chỗ này.
Sau là hiển rộng hai cái giác. Trong đó có hai : Trướic nói về thủy giác. Sau nói về bản giác. Trong thủy giác có ba : Trước là tổng nêu nhân quả của hai giác. Kế là nói rộng về tứ tướng, giải thích sự thành tựu. Sau, nói thủy giác chẳng khác bản giác.
Chánh văn :
Lại, vì giác tột nguồn tâm nên gọi là cứu cánh giác, chẳng giác tột nguồn tâm thì chẳng phải là cứu cánh giác.
Giải thích :
GIÁC TỘT NGUỒN TÂM, là nguồn của nhiễm tâm - là tánh thanh tịnh, cũng là nguồn của thô tướng - là tướng sanh.
Thủy giác, khi đạo viên mãn thì đồng với bản giác nên nói CỨU CÁNH, đó là tại Phật địa. Nếu không liễu được nguồn ấy thì thủy giác chưa đồng bản giác, nên nói CHẲNG PHẢI LÀ CỨU CÁNH GIÁC, đó là ở địa vị Kim cang trở về trước. Ứng vào tứ tướng mà hiển riêng thì trong đó, ba tướng đầu giải thích cái gọi là ‘chẳng phải cứu cánh giác’, một tướng sau giải thích ‘cứu cánh giác’. Trong đó có hai : Trước, y vào bốn tướng mà hiển các vị của nó. Sau, dẫn kinh giải thích thành tựu nguồn tâm vô niệm. Trong phần hiển các vị, nói về nghĩa bốn tướng. Trước là nói đại ý. Sau, mới giải thích văn. Trong phần nói đại ý, lấy bốn tướng thô tế hiển bốn giai vị ngược dòng hoàn tịnh, để nói về phần hạn của thủy giác. Song bốn tướng này, chỉ ứng vào chân tâm tùy theo sự huân tập thô hay tế, y đó mà nói là bốn, không phải ứng vào một sát na tâm mà nói bốn tướng.
Vì thế mà biết, nếu ứng vào một sát na tâm mà nói thì như văn sau nói nghiệp thức tâm của Bồ tát đăng địa khởi diệt rất vi tế. Trong đó, tướng dị, tướng diệt v.v… lẽ nào phàm phu và Tiểu thừa có thể biết? Lại, như tướng thô của sanh và trụ trong sự thức, lẽ nào Bồ tát đăng địa không thể biết? Cho nên, Thập địa trở về trước có đủ bốn tướng vi tế. Trong đó, tướng diệt lẽ nào tín địa có thể biết? Cho nên, ý văn có khác một chút. Nay lấy hai môn lược nói : Một, tổng minh. Hai là biệt thuyết.
1. Tổng minh : Mở đầu là tâm tánh ly niệm, không sinh không diệt nhưng có vô minh, mê tự tâm thể, nghịch lại với tánh tịch tĩnh, khua động khởi niệm mà có bốn tướng sinh diệt. Cho nên, do lực của gió vô minh, khiến cho tâm thể sinh, trụ, dị, diệt từ tế đến thô. Kinh nói: «Pháp thân này bị các phiền não nhiễu động, đến đi sinh tử, gọi là chúng sinh». Phần sau của luận này cũng nói: «Tự tánh thanh tịnh tâm nhân nơi gió vô minh mà động v.v… ». Nay, ngay nơi nghĩa đó để rõ bốn tướng. Đã khua tĩnh thành động, bèn có thô tế chẳng đồng, tiền tế hậu tế khác nhau. Ngay nơi tiền tế[16] tối tế gọi là tướng sinh, cho đến tối thô, gọi là tướng diệt. Luận Phật tánh nói: «Tất cả pháp hữu vi, ứng vào tiền tế cùng với tướng sinh tương ưng, ứng vào hậu tế cùng với tướng diệt tương ưng. Ứng vào trung tế cùng với tướng dị và tướng trụ tương ưng».
2. Biệt thuyết : Văn sau ứng vào các vị phân riêng : Tướng sinh có một, tướng trụ có bốn, tướng dị có hai và tướng diệt trở lại một.
. Tướng sinh có một : Gọi là nghiệp tướng. Nghĩa là, do vô minh bất giác tâm động, tuy có khởi diệt mà tướng kiến chưa phân. Do lực của vô minh, chuyển tâm tịnh ấy đến chỗ tối tế này, gọi là tướng sinh. Tướng này thậm thâm vi tế, chỉ có Phật mới biết. Văn sau nói: «Y nơi vô minh thức khởi… chỉ Phật mới biết». Đó là tướng đầu trong tam tế, tướng sau cùng của lục nhiễm, ý thứ nhất trong ngũ ý. Các tướng đó đều nhiếp thuộc tướng sinh.
. Tướng trụ có bốn :
1/Chuyển tướng : Do lực vô minh mà bất giác, tướng trước tuy động mà không động[17], nên chuyển thành Năng kiến.
2/Hiện tướng : Do vô minh, y nơi Năng kiến trước không thể liễu được cái vô tướng, bèn khiến cảnh giới vọng hiện.
Hai tướng trên cùng với tướng đầu đều ở trong địa vị A lê da, thuộc tâm bất tương ưng.
3/Trí tướng : Do vô minh, mê cảnh sở hiện của tự tâm nói trên, vọng khởi phân biệt tướng nhiễm tướng tịnh, nên nói là TRÍ.
4/Tương tục tướng : Do vô minh, không thể biết được sở phân biệt trên là không, vô sở hữu, lại khởi niệm tương tục chẳng đoạn.
Hai tướng này đồng ở trong địa vị tế của phân biệt sự thức, thuộc tâm tương ưng. Vô minh cùng với tướng sinh hòa hợp chuyển tâm tịnh đến chỗ này, hành tướng còn tế, pháp chấp kiên trụ, nên gọi là tướng trụ.
Bốn tướng này, hai tướng đầu thuộc tam tế, hai tướng sau thuộc hai tướng đầu của lục thô. Chúng là bốn tướng sau trong ngũ ý, bốn tướng giữa trong lục nhiễm. Các tướng đó đều đồng với tướng trụ nói đây.
. Tướng dị có hai : Chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng. Nghĩa là, do vô minh nên mê pháp nhiễm tịnh nghịch thuận nói trên, liền khởi tham, sân, nhân ngã kiến, ái. Chấp tướng mắc danh, thủ trước chuyển sâu. Đây là ở địa vị thô trong phân biệt sự thức. Vô minh cùng với tướng trụ hòa hợp chuyển tâm tịnh đến chỗ này, hành tướng của nó hơi thô, tán động thân khẩu khiến người tạo nghiệp, nên gọi là khởi nghiệp tướng. Đó là hai tướng giữa trong lục thô nói ở văn sau, là tướng đầu trong lục nhiễm, đều thuộc ý thức trong phần ngũ ý. Các tướng đó đều đồng là tướng dị này.
. Tướng diệt : Gọi là Khởi nghiệp trướng. Do vô minh chẳng biết hai nghiệp thiện ác nhất định chiêu cảm hai báo khổ vui, nên đối với các duyên tạo tập các nghiệp, rồi y nghiệp thọ quả. Diệt tâm dị trước[18] khiến đọa các thú. Vì lực vô minh, chuyển tâm tịnh ấy đến tận bờ mé mà hành tướng thô đến đó là tột cùng, nên gọi là tướng diệt. Nó là tướng thứ năm trong lục thô trong lục thô nói ở văn sau. Vì quả báo không thể đoạn nên không luận tướng thứ sáu.
Cho nên, tam giới và tứ tướng chỉ là một tâm mộng, đều nhân nơi lực của căn bản vô minh. Kinh nói: «Vô minh trụ địa, lực của nó rất lớn». Phần sau luận này nói: «Phải biết vô minh hay sinh tất cả nhiễm pháp », chính là đây.
Tuy là từ tế đến thô, dùng đó để nói về thang bậc của bốn tướng, song thủy chung lại không có trước sau. Tổng bốn tướng này lại, lấy đó làm nhất niệm, vì thô tế dung hòa chỉ là nhất tâm, nên văn sau nói: «Đồng thời mà có, đều không có tự vị». Nhưng khi chưa tột nguồn, thì tùy theo hạnh mà giác có cạn sâu, nên có trước sau. Đạt được nguồn tâm, thì trong nhất niệm tứ tướng đồng thời có. Kinh nói: «Bồ tát biết chung không biết thủy, chỉ có Phật Như Lai thì thủy chung đều biết». Thủy, là tướng sinh. Chung, là các tướng còn lại cho đến tướng diệt. Đã nhân nơi lực vô minh bất giác mà khởi các thứ mộng niệm như tướng sinh v.v… làm động nguồn tâm chuyển đến tướng diệt, tam giới ngủ dài, lưu chuyển lục thú. Nay nương nơi lực huân không thể nghĩ bàn của bản giác khởi chán cầu tâm, lại nhân nơi sự lưu xuất của chân tâm, huân nghe giáo pháp, huân vào bản giác. Vì thể thì đồng mà dụng thì dung nên nhận lấy cái huân nghe ấy, khiến cho tánh giải lực tăng, vô minh giảm thiểu, tạm hướng nguồn tâm. Đầu, là ngừng tướng diệt. Cuối, ngừng được tướng sinh. Sáng rỡ đại ngộ, giác biết nguồn tâm vốn không chỗ động. Nay, cái tĩnh từ thời vô thủy bình đẳng bình đẳng, «không có sự biến khác của thủy giác». Như kinh đã nói các dụ mộng, sóng v.v…thì đại ý đây cũng như vậy.
Sau, ứng vào bốn tướng phân biệt bốn vị. Trong bốn vị, mỗi vị đều có bốn nghĩa : 1/Người năng quán. 2/Tướng sở quán. 3/Lợi ích của quán. 4/Phần hạn của quán.
Chánh văn :
Nghĩa ấy thế nào ? Như kẻ phàm phu giác biết niệm trước khởi ác nên hay dừng niệm sau khiến nó chẳng khởi. Tuy gọi là giác mà thật là bất giác.
Giải thích :
‘Kẻ phàm phu’ là người năng quán, thuộc giai vị Thập tín.
‘Giác biết niệm trước khởi ác’ là tướng sở quán. Vì khi chưa nhập Thập tín trở về trước thì rộng tạo thân khẩu ác nghiệp mà chẳng giác biết. Nay nhập Tín vị, có thể biết ác nghiệp nhất định chiêu cảm quả khổ, nên nói ‘Giác biết’. Đây nói giác, là đối với tướng diệt.
‘Hay dừng niệm sau khiến nó chẳng khởi’ là nói đến lợi ích của quán. Trước, do chẳng giác nên thường khởi thân khẩu ác nghiệp, nay đã giác nên chẳng tạo ác, là dừng tướng diệt.
‘Tuy gọi là giác mà thật là bất giác’ là kết lại phần hạn của quán. Biết tướng diệt thật là bất thiện, nên chẳng tạo ác, gọi là ‘tuy giác’, mà còn chưa biết tướng diệt là mộng, nên nói ‘bất giác’. Đây chỉ mới dừng ác nghiệp, nên nói ‘tuy giác’, chưa giác phiền não nên nói ‘bất giác’.
Hỏi : Giác tướng dị v.v… cũng bất giác sau, sao chẳng lập tên bất giác?
Đáp : Nếu y cứ vào giác trước bất giác sau thì cũng gọi là bất giác. Nên phần sau của luận, đến Thập địa đều thuộc bất giác. Nếu giác nghiệp mà chẳng giác hoặc thì đúng là bất giác, vì giác cùng với hoặc mới đối ứng, chẳng phải là nghiệp.
Chánh văn :
Như trí quán của Nhị thừa và Bồ tát sơ phát ý v.v… giác ở niệm dị, niệm không tướng dị, vì xả bỏ tướng chấp trước phân biệt thô, nên gọi là tương tợ giác.
Giải thích :
Người năng quán là Thập giải, vì sơ tâm Thập giải của hàng Bồ tát thuộc Tam hiền, gọi là phát tâm trụ. Nêu hạng sơ tâm mà ‘v.v…’ là để giữ các vị sau, nên nói sơ phát ý v.v… Vì hàng Bồ tát này, tuy lưu hoặc nên chẳng chứng nhân không, nhưng ở các vị này, Bồ tát đối với nhân không thật được tự tại, nên cũng nói đồng với Nhị thừa.
‘Giác ở niệm dị’ là tướng sở quán. Trên đã nói về tướng dị có hai thứ, phân biệt trong ngoài chấp ngã ngã sở, tham, sân, kiến, ái v.v…thì ở đây, hai hạng này cùng liễu tri.
Bản tâm thanh tịnh bị vô minh ru ngủ, mộng đối với tướng dị, khởi các phiền não, nhưng nay tạm cùng với trí tuệ tương ưng, từ tướng dị mộng mà được cái giác vi tế, nên nói ‘giác ở niệm dị’.
Đã hay giác tướng dị mộng thì tướng dị mộng vô sở hữu, nên nói ‘niệm không tướng dị’. Đây là quán lợi ích.
‘Vì xả bỏ tướng chấp trước phân biệt thô’ là giải thích thành tựu tướng lợi ích. Khởi tham, sân v.v… gọi là ‘phân biệt thô’. Chấp trước cảnh thuận nghịch, gọi là ‘tướng chấp trước’. Vì giác ở tướng dị mộng nên hay ‘xả bỏ’ nó. Nhưng vẫn còn ngủ ở tướng trụ mộng, nên nói ‘tương tợ giác’. Đây là kết lại phần hạn của quán.
Ở các vị này, Bồ tát chưa đạt được chứng vị, còn Nhị thừa thì chẳng rõ pháp không, nên nói ‘tương tợ giác’.
Chánh văn :
Như pháp thân Bồ tát, giác ở niệm trụ, niệm không tướng trụ. Vì lìa tướng niệm thô phân biệt, nên gọi là tùy phần giác.
Giải thích :
Kẻ năng quán là Bồ tát Sơ địa chứng pháp thân viên mãn trùm khắp. Đến Bồ tát Cửu địa đều đồng chứng được, nên đều gọi là ‘pháp thân Bồ tát’.
‘Giác niệm trụ’ là giác bốn loại của tướng trụ đã nói trên. Tuy biết tất cả pháp chỉ là thức, chẳng khởi tâm ngoại vọng hệ thô chấp phân biệt, nhưng sau khi xuất quán, đối với pháp sở hiện của tự tâm, còn khởi nhiễm tịnh pháp chấp phân biệt. Vì tịnh tâm bị vô minh ru ngủ, mộng với tướng trụ, nay cùng với trí vô phân biệt tương ưng, từ tướng trụ mộng mà được giác ngộ, phản chiếu tướng trụ không có, nên nói ‘giác ở niệm trụ, niệm không tướng trụ’.
‘Vì lìa tướng niệm thô phân biệt’, là hiển lợi ích của quán. Khác với hạng trước là chấp và trước ngoại cảnh nên ở tâm đây, chỉ nói ‘phân biệt’. Khác với sinh tướng căn bản vô minh thô niệm sau, nên nói ‘tướng niệm thô’.
Trong bốn loại của tướng trụ, thì ở Sơ địa, Thất địa, Bát địa và Cửu địa đều ly nhất tướng. Phần luận sau sẽ nói. Tuy đối với tướng trụ thô niệm được giác ngộ, vẫn còn bị ru ngủ trong tướng sinh mộng, giác đạo chưa viên mãn, nên nói ‘tùy phần’. Đây là kết lại phần hạn của quán.
Chánh văn :
Như Bồ tát địa tận, đầy đủ phương tiện, nhất niệm tương ưng, giác tâm sơ khởi, tâm không có tướng sơ, vì xa lìa niệm vi tế, nên được thấy tâm tánh, tâm tức thường trụ , gọi là cứu cánh giác.
Giải thích:
‘Bồ tát địa tận’, là hàng Bồ tát ở địa thứ mười, giác chỗ tột cùng, nên nói ‘tận’. Đó là tổng nêu. Hai câu kế là biệt giải thích.
‘Đầy đủ phương tiện’ là phương tiện đạo. ‘Nhất niệm tương ưng’ là Vô gián đạo. Đối Pháp Luận nói: «Cứu cánh đạo là Kim cang dụ định. Có hai thứ : Phương tiện đạo nhiếp và Vô gián đạo nhiếp». Đây là người năng quán.
‘Giác tâm sơ khởi’ là hiển cảnh sở quán. ‘Tâm sơ khởi’, là chỉ cho căn bản vô minh. Y nơi giác nên mê mà làm động tâm tĩnh ấy khiến khởi vi tế niệm. Nay mới giác biết, lìa bản giác thì không có bất giác, tức động tâm đó xưa nay vốn tịch. Như mê phương hướng, cho đông là tây, khi ngộ thì tây chính là đông, hoàn toàn không có tướng tây, nên nói ‘tâm không có tướng sơ’.
Ba vị trước, tuy đều có sở giác, do động niệm chưa hết, nên chỉ nói niệm không tướng trụ v.v… Nay tại vị cứu cánh này, động niệm đều hết, chỉ còn nhất tâm nên nói ‘tâm không có tướng sơ’.
‘Xa lìa niệm vi tế’, là lợi ích của quán. Nghiệp thức động niệm, trong niệm tối tế [19] , gọi là niệm vi tế, chính là tướng sinh. Tướng này đều hết hẳn, nên nói ‘xa lìa’. Vì xa lìa tướng hư vọng, chân tánh liền hiển hiện, nên nói ‘thấy tâm tánh’.
Ba vị trước, tướng chẳng hết nên chẳng nói kiến tánh. Trong các vị trước, giác chưa đến nguồn, còn sinh tướng mộng làm động tâm tĩnh mà thành nghiệp thức khởi diệt chẳng trụ. Nay tướng sinh mộng đã hết, gió vô minh ngừng, sóng tánh hải cạn, thậm thâm thường trụ, nên nói ‘được thấy tâm tánh, tâm tức thường trụ’.
‘Cứu cánh giác’ là, trước chưa đến nguồn tâm, mộng niệm chưa hết, cầu diệt cái động đó, mong đến bờ kia. Nay mộng niệm đều hết, giác rõ nguồn tâm vốn không lưu chuyển. Nay cái tĩnh từ vô thủy thường tự nhất tâm, bình đẳng bình đẳng, thủy giác chẳng khác bản giác, gọi là ‘cứu cánh giác’. Đây là kết lại phần hạn.
Trong phần dẫn để giải thích có bốn. Đầu tiên là dẫn kinh, kế là giải thích lại phần văn trước. Kế là hiển cái lỗi của bất giác. Sau, là hiển cái được của bản giác.
Chánh văn :
Cho nên Tuđala nói : «Nếu có chúng sinh hay quán vô niệm thì hướng về trí Phật».
Giải thích :
Nói «Hay quán vô niệm thì hướng về trí Phật» là khi ở tại nhân địa, tuy chưa ly niệm nhưng nếu hay quán đạo lý vô niệm như thế thì nói cái hay quán đó là hướng về trí Phật, vì chứng biết Phật địa vô niệm. Đây là nêu nhân vọng quả mà nói.[20] Nếu dẫn ngay địa vị nói chung mà nói thì như kinh Kim Quang Minh nói: «Y nơi các phục đạo, tâm khởi sự diệt. Y nơi pháp đoạn đạo, y căn bản tâm diệt. Y nơi thắng bạt đạo, căn bản tâm hết». Các phục đạo, là địa vị Tam hiền. Tâm khởi sự diệt, là xả bỏ tướng chấp trước phân biệt thô của luận này, là tướng dị diệt. Pháp đoạn đạo, là địa vị tại pháp thân. Y căn bản tâm diệt, vẫn là xả tướng niệm phân biệt thô của luận này, là tướng trụ diệt. Thắng bạt đạo, là kim cang dụ định. Căn bản tâm hết, là lìa niệm vi tế của luận này, là tướng sinh hết.
Chánh văn :
Lại, tâm khởi, không có tướng sơ có thể biết mà nói biết tướng sơ chính là vô niệm.
Giải thích :
Trong phần giải thích lại này, nói ‘Lại tâm khởi’, là lời nói lặp lại giác tâm sơ khởi trên, chẳng phải khi giác mà biết có tướng sơ, nên nói ‘không có tướng sơ có thể biết’. Đã không có tướng sơ, vì sao nói ‘biết tướng sơ’? Giải thích rằng : Nói biết tướng sơ chính là vô niệm. Giống như khi giác được phương, biết tây chính là đông, hoàn toàn không có tướng tây có thể biết. Nói biết hướng tây, chính là đông. Khi giác tâm, biết động niệm tối sơ xưa nay vốn tĩnh, nên nói ‘vô niệm’.
Chánh văn :
Cho nên tất cả chúng sinh, chẳng gọi là giác, vì từ xưa đến nay, niệm niệm tương tục, chưa từng ly niệm, nên nói vô thủy vô minh.
Giải thích :
‘Vô niệm’ gọi là giác, tức là hiển ‘hữu niệm’ chẳng gọi là giác. ‘Vì từ xưa tới nay …’ là hiển lý do bất giác. Tức từ Kim cang địa trở về trước, tất cả chúng sinh chưa lìa niệm vô thủy vô minh, nên chẳng được tên giác. Vì đối với bốn tướng mộng sai biệt trên mà tạm nói là giác.[21] Nay ứng vào cái không khác của vô minh mà nói là bất giác. Như kinh Nhân Vương nói : « Thủy, từ phục nhẫn đến đỉnh tam muội, chiếu đệ nhất nghĩa đế, không gọi là kiến. Nói Kiến là chỉ cho Tát bà nhã », chính là nói chỗ này.
‘Nên nói vô thủy vô minh’, là kết thành nghĩa bất giác. Đây hiển không có nhiễm pháp, thủy là đối với vô minh,[22] nên nói vô thủy. Lại, vô minh y nơi chân, nên đồng với không có nguyên thủy vậy.
Chánh văn :
Nếu được vô niệm thì biết tâm tướng sinh, trụ, dị, diệt, vì vô niệm đồng.
Giải thích :
Nếu thông đạt nguồn tâm được vô niệm, thì biết khắp tất cả chúng sinh, nhất tâm động chuyển mà thành tứ tướng sai biệt, nên nói ‘Nếu được vô niệm …’.
‘Vì vô niệm đồng’ là giải thích để thành tựu nghĩa đã nói.
Hỏi : Phật được vô niệm, chúng sinh thì hữu niệm. Hữu vô ngăn cách, sao có thể biết?
Đáp : Chúng sinh tuy hữu niệm mà xưa nay vốn vô niệm. Phật đã được vô niệm đó. Vô niệm cùng với niệm xưa nay bình đẳng, nên nói ‘Vì vô niệm đồng’, cho nên có thể biết.
Cũng có thể giải thích : Vì trong tứ tướng niệm đều là vô niệm, nên nói ‘vì vô niệm đồng’. Cho nên được vô niệm thì biết hết tứ tướng niệm.
Từ đây trở xuống nói thủy giác không khác bản giác. Trong đó, trước nêu, sau giải thích.
Chánh văn :
Mà thật là không có thủy giác khác, vì tứ tướng đồng thời có, đều không tự dựng lập, xưa nay bình đẳng, đồng một chân giác.
Giải thích :
Tuy mới được cái giác vô niệm, song bốn tướng sở giác đó xưa nay không khởi, sao phải đợi bất giác mà có thủy giác khác?[23] ‘Vì tứ tướng đồng thời …’ là giải thích thành tựu nghĩa đó. Các vòng móc phụ thuộc liền nhau không có trước sau, lìa ngòai tịnh tâm không riêng có tự thể. Không có tự thể nên xưa nay bình đẳng đồng một chân giác. Nhưng chưa đến vị này, thì tùy theo trí lực trước sau mà giác. Chưa xứng với pháp nên chưa được đồng với bản giác. Nay tứ tướng đã đồng thời bình đẳng, giác biết đều không có tự thể, đồng một bản giác, cho nên ‘không có thủy giác khác’.
Hỏi : Tứ tướng vì sao được đồng thời? Đã đồng thời sao trước lại nói có trước sau ?
Đáp : Trên đã nói rồi. Vì tuy một tâm mộng, tứ tướng lưu chuyển, kẻ ở trong mộng cho là có trước sau mỗi mỗi tùy trí lực cạn sâu của mình, phần phần mà giác, nhưng người đại giác thì biết tứ tướng mộng chỉ là nhất tâm thanh tịnh, không có thể tánh để có thể nói trước sau, nên nói ‘đồng thời có, đều không tự dựng lập’. Nhiếp Luận nói : «Trong mộng là kinh niên, ngộ chỉ trong tíc tắc» nên thời tuy vô lượng, nhiếp tại một sát na. Sát na, là vô niệm. Kinh Lăng Già nói : «Tất cả pháp chẳng sinh, ta nói nghĩa sát na, sơ sinh tức có diệt, không vì người ngu nói». Giải thích : Sát na lưu chuyển thì không có tự tánh, không tự tánh nên chính là vô sinh, nếu không vô sinh thì không lưu chuyển, cho nên người khế hợp vô sinh mới thấy sát na. Kinh Tịnh Danh cũng nói : «Không sinh không diệt là nghĩa vô thường». Kinh Lăng Già nói : «Thất thức chẳng lưu chuyển, chẳng thọ khổ lạc, chẳng phải là nhân niết bàn. Như Lai tạng thì thọ khổ lạc cùng chung với nhân, lúc sinh, lúc diệt». các thứ này, ý kinh đều nói chân tâm theo dòng mà thành các pháp nhiễm tịnh. Các pháp nhiễm tịnh vốn không có tự thể. Không tự thể nên chỉ là nhất chân tâm. Cho nên, tứ tướng tức là nhất chân tâm. Bất giác tức đồng bản giác, nên nói ‘Xưa nay bình đẳng …’
[1] (14) Vị dung ảnh nhiếp.
[2] (15)
[3] Đừng cho là mình không có phần.
[4] (16)
[5] Các pháp sở chấp : Các pháp được người đời chấp thủ. Chính vì sự chấp thủ đó mà những thứ không thật đều thành thật.
[6] Theo thứ lớp
[7] (16).
[8] (Cuối trg 16)
[9] (17)
[10] (17)
[11] Bản hán chỉ dùng chữ ‘tiền’ và ‘hậu’, là chỉ cho vế trước và sau trong mỗi câu trích dịch. Đây ghi rõ thành chúng sinh, tứ tướng, như, nhất tâm, Phật tánh v.v… cho dễ hiểu.
[12] (17)
[13] (18)
[14] Sở thành, là chỉ cho bản giác. Bản giác là chỗ thành tựu của thủy giác nên gọi là bản giác sở thành.
[15] (19)
[16] Tiền tế tối tế : Tế trước, chỉ cho bờ mé. Tế sau, là vi tế. Âm cùng mà nghĩa khác.
[17] Bất giác tiền động tướng tức vô động,
[18] (20).
[19] (21)
[20] (21)
[21] Bốn tướng đó thuộc bất giác, vì đối trị bốn tướng đó nên gọi là giác. Vì đối trị nên phải dùng tên ngược lại, chứ chưa thực là giác.
[22] (21).
[23] (21)