13 phẩm Trung luận
13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (4)
Phẩm PHÁ NGŨ ẤM
04/04/2017PHÁ NGŨ ẤM
Ngũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành và thức ấm, chỉ cho thân xác với những cảm thọ, suy nghĩ, phân biệt … ở một con người (nói rộng là chúng hữu tình).
Tuy nói phá ngũấm, nhưng đây chỉ phá riêng phần sắc ấm. Lấy đó biểu trưng cho 4 ấm còn lại.
Nếu lìa sắc nhân ra
Sắc ắt không thểđược
Nếu phải lìa sắc quả
Sắc nhân không thể được (1)
Lìa sắc nhân có sắc
Sắc ấy ắt không nhân
Không nhân mà có pháp
Việc ấy là không đúng (2)
Nếu lìa sắc có nhân
Đó là nhân không quả
Nếu nói nhân không quả
Thì không có việc này (3)
Luận để thấy : Sắc nhân và sắc quả không thể tồn tại, nếu không có nhau.
SẮC NHÂN là những DUYÊN dùng để tạo thành một pháp mới. Pháp mới được tạo ra đó gọi là SẮC QUẢ.
Như sắc thân của ta thì SẮC NHÂN là 4 đại, SẮC QUẢ là sắc thân. 4 đại là 4 thứ tạo nên sắc thân, nên gọi là SẮC NHÂN. Sắc thân là cái được tạo thành từ 4 đại nên gọi là SẮC QUẢ.
. Không có nhân là 4 đại thì không thể có quả là sắc thân. Cho nên, KHÔNG NHÂN MÀ CÓ SẮC, thì SỰẤY LÀ KHÔNG ĐÚNG.
. Không có sắc thân thì 4 đại không hẳn đã là nhân của sắc thân, mà chỉ là 4 yếu tố riêng lẻ, có thể là nhân làm thành các pháp khác. Nếu không có sắc thân mà vẫn gọi 4 đại là nhân của sắc thân thì điều đó không đúng, nên nói NẾU NÓI NHÂN KHÔNG QUẢ, thì KHÔNG CÓ VIỆC NÀY.
Đây là hiển bày mặt Duyên khởi của sắc nhân và sắc quả. Không có SẮC NHÂN thì không có SẮC QUẢ mà trước khi có SẮC QUẢ thì cũng không có SẮC NHÂN. Có cùng có, không cùng không.
Nếu đã có sắc quả
Ắt không dùng sắc nhân
Nếu không có sắc quả
Cũng không dùng sắc nhân (4)
Không nhân mà có sắc
Sự ấy là không đúng
Cho nên người có trí
Không nên phân biệt sắc (5)
Luận để thấy : Không thể khẳng định sắc quả là CÓ hay KHÔNG.
. Khi cho SẮC QUẢ là có, tức có tự tánh thì SẮC QUẢ này tự có, duy nhất và thường trụ, tức không cần đến SẮC NHÂN mới xuất hiện được. Trên thực tế, không có sắc nhân thì không bao giờ có sắc quả.
Như 4 đại là nhân tạo thành sắc thân. Nếu cho sắc thân là có, thì nó tồn tại độc lập với 4 đại. Tức không có 4 đại vẫn có sắc thân. Trên thực tế, không có 4 đại thì không có sắc thân.
. Nếu SẮC QUẢ là không, đương nhiên không có SẮC NHÂN.
Điều này cho thấy, những nhận định rơi vào nhị biên phân biệt không phải là những nhận định đúng đắn. Nên nói “Cho nên người có trí, không nên phân biệt sắc”. NGƯỜI CÓ TRÍ là chỉ cho người nhận ra được lẽ thực của vạn pháp ở thế gian. Dù là người không biết chữ, mà nhận ra được lẽ thực của vạn pháp, vẫn gọi là người có trí. Còn có bằng cấp học vị, mà không thấy được thực tướng của vạn pháp, thì không gọi là người có trí. Nói chung, NGƯỜI CÓ TRÍ có thể không có bằng cấp, cũng có thể có bằng cấp, nhưng là người có khả năng thấu suốt được thực tánh của vạn pháp.
PHÂN BIỆT là chỉ cho phạm vi của sự chia chẽ phân định, mà quan điểm và định kiến chính là nền tảng để nó sinh khởi.
Nếu quả giống với nhân
Việc ấy thì không đúng
Nếu quả không giống nhân
Việc ấy cũng không đúng (6)
Luận để thấy : Không thể khẳng định sắc nhân và sắc quả là một hay là khác.
NẾU QUẢ GIỐNG VỚI NHÂN tức quả và nhân là một. Như 4 đại và sắc thân là một. Nếu chúng là một, thì các thứ làm từ 4 đại đều gọi là sắc thân. Điều này không đúng. Có những thứ hình thành từ 4 đại nhưng không phải là sắc thân. Vì thế, tuy sắc thân được hình thành từ 4 đại, nhưng sắc thân không hoàn toàn là 4 đại. Đây nói không phải một.
NẾU QUẢ KHÔNG GIỐNG NHÂN tức nhân khác quả. Nhân khác quả thì không có nhân vẫn có quả. Nhưng lìa nhân thì không quả. Như sắc thân khác 4 đại, thì không có 4 đại vẫn có sắc thân. Nhưng lìa 4 đại thì không có sắc thân.
Tóm lại, SẮC NHÂN và SẮC QUẢ không một cũng không khác. Đây là một dạng của BÁT BẤT. Đó là thực tướng của SẮC NHÂN và SẮC QUẢ.
Thực tướng của vạn pháp ở thế gian đều như sắc ấm, đều là pháp Duyên khởi, không pháp nào có tự tánh của riêng nó.
Nếu người có đến hỏi
Lìa không mà muốn đáp
Đó là chẳng thành đáp
Đều đồng với nghi kia (8)
Nếu người có nạn vấn
Lìa không nói lỗi ấy
Thì không thành nạn vấn
Đều đồng với nghi kia (9)
Đây là cách chỉ bày đối đáp sao cho phù hợp với thực chất của vạn pháp ở thế gian. Pháp thì không cốđịnh, chỉ tùy đối tượng mà có câu trả lời. Song đều phải lấy cái KHÔNG LÌA TÁNH KHÔNG này mà đối đáp.
Đức Phật im lặng hay trả lời bắt đầu bằng 4 chữ vô, bất, phi, ly. Các thiền sư đánh, hét v.v… đều bắt nguồn từ cái KHÔNG LÌA TÁNH KHÔNG này. Tất cảđều nhằm hiển bày thực tướng của vạn pháp.
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ dạy 36 phép đối như sau “Ví như có người hỏi các ông ‘Tối là gì?’. Hãy đáp ‘Sáng là nhân, tối là duyên, sáng hết thì tối. Dùng sáng tỏ tối. Lấy tối mà tỏ sáng’”. Nghĩa là, tối không phải tự bản thân nó có thể tối nếu không nhờ có cái sáng. Ngược lại chính nhờ so sánh với cái sáng, mà ta biết có tối. Hiển một sự vật hay một hiện tượng bằng cách hiển bày cái duyên khiến pháp hình thành như vậy, là đang hiển bày phần không tánh của chúng. Đối đáp như vậy gọi là KHÔNG LÌA TÁNH KHÔNG MÀ ĐÁP.
Các tin khác
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (1) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (2) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (3) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (5) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (6) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (7) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (8) (04/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (9) (03/04)
-
» 13 PHẨM TRUNG QUÁN LUẬN (10) (03/04)