Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q4
TỨ ĐẾ - Phẩm 4
13/07/2017HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ
QUYỂN 4
TỨ ĐẾ
Phẩm IV
( Xem tại đây )
( Xem tại đây )
Sa môn Pháp Tạng thuyết
Chân Hiền Tâm việt dịch
Cũng có 4 môn phân biệt như trên.
I. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM
TỨ là số. ĐẾ là nghĩa. Vì là lý thật nên sinh cái hiểu không điên đảo, vì thế nói đầy đủ là ĐẾ . Đây là Đái số thích trong Lục thích. Phẩm này không phải giải thích nghĩa Tứ đế, chỉ nói danh tự Tứ đế không đồng, mà có phẩm Tứ đế.
II. DỤNG Ý
Có năm.
1. Giải thích thành tựu nghĩa quyền đạo chưa phải gốc của phẩm trước.
2. Y nơi thân nghiệp trước, thứ lớp nói về ngữ nghiệp.
3. Trước là nói về người năng thuyết, danh tự không đồng. Đây, nói về pháp sở thuyết, danh tự không đồng. Nên có phẩm này.
4. Đáp câu hỏi về pháp Phật đã thuyết trong phần hỏi trước.
5. Giải thích thành tựu phần dị tướng của quyền giáo thuộc “… Ấn thành sai biệt …” của các căn cơ đã nói trên.
III. TÔNG THÚ
Lấy đế hải vô biên thậm thâm làm tông, đồng với độ hải trên. Nghĩa của Tứ đế lược có 5 môn:
1. Giải thích danh.
2. Nói về tướng.
3. Thể tánh.
4.Nghiệp dụng.
5. Chủng loại.
IV. GIẢI THÍCH VĂN KINH
Có ba :
1. Danh tự Tứ đế ở thế giới Sa-bà.
2. Danh tự Tứ đế ở thập thế giới ngoài thế giới Sa-bà.
3. Danh tự Tứ đế ở tận hư không giới ngoài thập giới.
Danh tự Tứ đế ở thế giới Sa-bà thì mỗi thứ trong Tứ đế có ba. Đầu tiên là liệt kê tên. Kế là kết số. Sau là nói ý. Nghĩa là, vì ứng cơ giúp điều phục mà lập các danh tự này.
Điều, là điều hòa.
Phục, là chế phục.
Đó là điều hòa thân, khẩu, ý nghiệp và chế phục trừ diệt các ác hạnh.
Vì sao người thuyết là Văn-thù? Vì diệu tuệ giỏi đạt nghĩa thật đế. Vì sao chỉ hiển Tứ đế sai biệt? Vì quyền giáo sai biệt thì dễ biết. Cũng là nương đó mà hiển pháp. Vì sao? Vì Tiểu thừa là pháp hạn cuộc. Vẫn còn có các thứ như thế trùm khắp hư không thế giới, sai biệt không đồng. Thì biết, pháp Nhất thừa trùm hết các phương, sai biệt vô biên, lý không chướng ngại. Cũng là phá kế dẫn nhiếp chúng sinh. Vì sao? Vì diễn nói pháp Tiểu thừa hạn cuộc đó khiến nó trùm khắp. Bản chấp nếu mất, pháp giới Nhất thừa vô biên liền hiển, khiến họ thú hướng và thể nhập. Đây là lấy Nhất thừa cộng giáo làm chuẩn, thu nhiếp luôn các vị dưới.
Sinh KHỔ là TẬP nên nói KHỔ TẬP. KHỔ hết là DIỆT nên nói KHỔ DIỆT. Đi đến KHỔ DIỆT là ĐẠO nên nói KHỔ DIỆT ĐẠO. Không được nói KHỔĐẠO đơn độc, vì đạo không sinh khổ, không đồng với TẬP. Lại, không diệt khổ thì không đồng với diệt. Chỉ khi chứng diệt mới có thể nói diệt đạo. Vì diệt là khổ diệt nên nói khổ diệt đạo. Phần văn kinh còn lại có thể tự hiểu lấy.
Các tin khác
-
» DANH HIỆU NHƯ LAI - Phẩm 3 (31/03)
-
» NHƯ LAI QUANG MINH GIÁC - Phẩm 5 (31/03)
-
» MINH NẠN - Phẩm 6 (31/03)
-
» TỊNH HẠNH - Phẩm 7 (31/03)
-
» BỒ TÁT HIỀN THỦ - Phẩm 8 (31/03)