Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q4
TỊNH HẠNH - Phẩm 7
13/07/2017( xem tại đây )
Giải thích phẩm này cũng có 4 môn đồng với trên.
I. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM
Bản tiếng Phạn gọi là Tịnh Hạnh. Vô Tánh Nhiếp Luận gọi là Thanh Tịnh Sở Hành Kinh. Nghĩa là:
- Tam nghiệp không lỗi là thanh tịnh. Tâm khởi nguyện xứng hạnh, hạnh thuận với phổ pháp, gọi là viên. Đây thuộc Trì nghiệp thích.
- Tịnh là lý. Hạnh là trí. Lý trí vô ngại là viên. Đây thuộc Y chủ thích.
- Nguyện là năng tịnh. Hạnh là sở tịnh. Hạnh khiến quang khiết xứng với tánh gọi là viên. Vì là nguyện hạnh của Phổ Hiền.
- Nguyện không nhơ, gọi là tịnh. Ngay nguyện là hạnh, nên nói tịnh hạnh.
II. DỤNG Ý
Trước hiểu sau hành. Nghĩa có thứ lớp, nên có phần này.
III. TÔNG THÚ
Lấy nguyện hải làm tông. Song nguyện có bốn loại :
1. Thệ nguyện : Hành trước thời
2. Hạnh nguyện : Có hai loại :
a. Các hạnh đều khởi.
b. Chỉ khi đối sự mới phát nguyện. Đây là dùng hạnh phòng tâm không tán loạn.
3. Hạnh hậu nguyện : Dùng hạnh hồi hướng nguyện được bồ-đề.
4. Tự thể vô ngại nguyện : Đại nguyện rốt ráo đồng với pháp tánh hải. Nhậm vận thành biện tất cả các sự.
Đây, chỉ luận về hạnh nguyện. Các nghĩa còn lại, tự hiểu.
IV. GIẢI THÍCH VĂN KINH
Có hai : Trước hỏi sau đáp. Vì đối duyên khéo nguyện, nếu không phải trí thì chẳng thuần thục, là Trí Thủ hỏi. Hiển bày sự gần mà thú hướng xa, vi diệu khó biết, là Văn-thù đáp.
A. VẤN NẠN : Theo nhau có 11 phần. Phân làm hai : 7 phần đầu nói về Tự phần nhân hạnh. 4 phần sau nói về Tha phần quả hạnh.
A/1. TỰ PHẦN NHÂN HẠNH : Có hai : 3 phần đầu, là tam nghiệp thành phúc trí. 4 phần sau, nói về nhân lực thành các hạnh.
1. Tam nghiệp thành phúc trí : Có hai. Nói về tam nghiệp hạnh nhân và nói về quả phúc trí.
1/ Tam nghiệp hạnh nhân : Có 9 loại tam nghiệp, phân làm ba.
1/a. Tam nghiệp lìa lỗi : Ba câu “Thế nào là … không si”. Là khởi tu, là lìa ba độc.
1/b. Tam nghiệp thành tam hạnh : Ba câu “ Thân khẩu …ưng tán thán” Là kế tu. Đầu, là tự được không mất. Kế, kẻ khác không thể làm động. Sau, hay nhiếp được kẻ khác, nên khiến tán thán.
1/c. Tam nghiệp hiển tam đức : Ba câu “Thân khẩu … tùy trí tuệ”. Là kết quả của sự tu hành. Một, là phúc đức. Hai, là đoạn đức. Ba, là trí đức. Đều là lấy sau giải thích trước. Có thể tự hiểu.
2/ Quả phúc trí : Có hai :
2/a. Phúc quả: Đoạn “ … thị xứ phi xứ … tập khí trí lực”. Có 10 câu :
1. Y quả thù thắng : Kinh Niết Bàn nói “Thường sanh Trung quốc, chỗ có Phật pháp”.
2. Chủng tánh thù thắng : Luận Địa Trì nói “Sanh nơi thượng tộc”.
3. Gia đình thù thắng : Phúc mà quí. Cũng là sanh trong nhà Như Lai.
4. Thân có thiện sắc : Các căn nguyên đủ ...
5. Thân có phúc tướng : Tướng hảo đầy đủ.
6. Niệm định thù thắng : Niệm cũng là tổng trì không quên.
7. Tuệ quán : Cũng là báo sanh trí hay hiểu các pháp.
8. Ý thú : Hướng lý v.v…
9. Oai đức thù thắng (cũng là tự tại thù thắng) : Thật không khiếp sợ. Theo luận Trí Độ, Bồ-tát có 4 loại vô úy:
a. Tổng trì vô úy : Đối với pháp đã trì, không sợ quên mất.
b. Trí căn vô úy : Trí căn thọ pháp không sợ sai lỗi.
c. Quyết nghi vô úy : Tùy theo chỗ hỏi mà đáp, không có gì sợ mà không kham được.
d. Đáp nạn vô úy : Có ai nạn vấn đều thông, chẳng sợ khuất trệ.
10. Thường tự khai giác (cũng là giác tha) : Giác biết sanh tử, tâm sanh chán lìa.
2/b. Trí quả : Đoạn “ … Bồ tát trí tuệ … không thể nói?”. Có 9 câu.
Câu (1) (2) : Hơn phàm phu.
Câu (3) (4) : Hơn Nhị thừa
Câu (5) : Thâm sâu nên không thể lường.
Câu (6) : Công năng rộng lớn nên không thể tính.
Câu (7) : Lìa phân biệt nên thật không thể nghĩ bàn.
Câu (8) : Thể thật, nên không thể xứng.
Câu (9) : Ly ngôn nên không thể nói.
2. Nhân lực thành các hạnh : Có hai : 1/Lực năng thành. 2/Hạnh sở thành.
2/1. Lực năng thành : Có 8 lực.
1. Nhân lực : Lương Nhiếp Luận nói “Đa văn huân tập hòa hợp với tánh hiểu trong thức A-lại-da. Tất cả thánh nhân đều lấy đó làm nhân”. Đây là đầy đủ hai loại họ tánh và tập, nên nói ĐẦY ĐỦ.
2. Hiện hạnh dũng ý : Chính là lực chánh tư duy trong Nhiếp Luận. Vì tư lường là nghĩa ý.
3. Xảo phương tiện nhập pháp : Cũng là nương theo tư rồi động thân khẩu mà khởi hạnh, nên nói PHƯƠNG TIỆN.
4. Thiện hữu trợ thành : Chính là lực thiện tri thức trong Nhiếp Luận.
5. Sở quán hiện tiền : Dẫn khởi quán trí.
6. Căn cơ đã thuần thục : Có thể kham nhập pháp khí. Lại đầy đủ các căn tín, tấn v.v… Cũng là tư lương thiện căn, tương đương với hai lực phúc và trí trong Nhiếp Luận.
7. Phòng tâm chiếu lý chỉ quán cùng hành.
8. Chỉ quán đã thuần được thâm thiền định.
8 loại trên đều là thành hạnh, diệt hoặc, được quả thắng dụng, nên đồng gọi là LỰC. Với hàng Bồ-tát sơ tâm, làm sao để được những thứ đó đầy đủ, nên vì họ mà hỏi.
2/ Hạnh sở thành : Y theo các lực trước được thành giải hạnh. Có 3 :
1. Khéo hiểu pháp tướng : Hành thì có 10 pháp : Ấm, giới, nhập, duyên khởi cùng với tam giới và tam nhập. Mỗi thứ đều khéo biết sai biệt mà bất khả đắc v.v...
2/2. Nhiếp niệm nhập lý : Hành cũng có 10 pháp : Thất giác và tam không chiếu chân lý.
2/3. Rộng tu thập độ hạnh : Có thể tự hiểu.
A/2. THA PHẦN NHÂN HẠNH : Hỏi về thắng tiến quả hạnh có 4 : 1/Trong thì đầy đủ thập thắng đức. 2/Ngoài thì được thập vương kính hộ. 3/Bi đức che khắp. 4/Trí đức độc siêu.
1. Đầy đủ thập đức : Đoạn “ … được thị xứ … trí lực”. Thập lực, nói lược thành 3 môn:
1/ Giải thích tên.
2/ Xuất thể.
3/ Kiến lập.
2. Được thập vương kính hộ : Đoạn “ … được chư thiên vương … cúng dường?”
3. Bi đức che khắp : Đoạn “… vì chúng sanh xả … thượng đạo”. Phân kỹ thành 9 câu :
1. Làm thiện hữu che mát.
2. Cứu cái khổ hiện tại của chúng sinh.
3. Khiến họ hết sợ.
4. Để được chỗ an lạc.
5. Tiêu trừ hoặc ám.
6. Cho cái sáng của đại trí.
7. Đèn chiếu hiện lý.
8. Dẫn đến đạo phương tiện.
9. Dẫn đến chỗ rốt ráo.
Nếu giải thích 9 câu trên thành 4 thì :
1. Câu (1) (2) : Hóa sanh trừ chướng : Che mát chúng sinh khiến ngoại ác không động được, gọi là NHÀ. Với khổ, có thể bạt hết, gọi là CỨU.
2. Câu (3) (4) : Hóa vật sanh thiện : Trước là vật QUI. Cuối cùng là THÚ HƯỚNG.
3. Câu (5) (6) (7) : Giáo sanh trí tuệ : Khiến hiểu giáo pháp là ĐUỐC. Thấy lý pháp là MINH. Khiến biết hạnh pháp là ĐÈN.
4. Câu (8) (9) : Đạo để khởi phúc : Trước, sanh phúc là ĐẠO. Cuối cùng, thành phúc là VÔ THƯỢNG ĐẠO .
Cũng có thể giải thích kỹ như ở phẩm Hồi Hướng thứ 1 sau. Trong kinh đã tự giải thích, tìm sẽ thấy đầy đủ.
4. Trí đức độc siêu : Đoạn “ … nơi tất cả chúngsinh … vô đẳng đẳng?”. Có 7 câu :
ĐỆ NHẤT, là địa vị hơn hẳn thế gian. ĐẠI, là đức thể không tương đãi. THẮNG, là hạnh dụng thù thắng. THƯỢNG, là dưới không thể bì. VÔ THƯỢNG, là trên không thể qua. VÔ ĐẲNG, là cái khác không thể bằng. VÔ ĐẲNG ĐẲNG, là vô đẳng đại thánh tự tương đẳng, nên nói vô đẳng đẳng.
ĐỆ NHẤT, có hai nghĩa : Một là đại, hai là thắng, nên nói đệ nhất. Nghĩa là, hóa đức vượt người, gọi là đại. Tự đức hơn người, gọi là thắng.
ĐẠI, có hai nghĩa : Một là thượng, hai là vô thượng, nên nói đại.
THẮNG, có hai nghĩa : Một là vô đẳng, hai là vô đẳng đẳng, nên nói thắng.
B. TRẢ LỜI : Có hai. Tán thán câu hỏi và đáp chung.
B/1. TÁN THÁN CÂU HỎI : Đoạn “Lành thay! … an lạc”. ĐƯỢC NHIỀU NHIÊU ÍCH, là thọ nhân hạnh. ĐƯỢC NHIỀU YÊN ỔN, là khiến được quả. Hai câu này là tiêu đề. TUỆ LỢI, là giải thích cho câu đầu. AN LẠC, giải thích cho câu sau. Cũng có thể giải thích : Câu đầu, thành tựu nhân quả xuất thế. Câu sau, là nhân quả lợi ích cho Nhân Thiên. Phật Địa Luận q.7 nói “Khiến tu thiện nhân, gọi là lợi ích. Khiến được lạc quả, gọi là an lạc. Khiến họ nhiếp thiện, gọi là an lạc. Bạt khổ cho họ, gọi là lợi ích. Thí cho lạc, gọi là an lạc. Đời này, đời khác, thế, xuất thế v.v… nên biết cũng vậy ”.
B/2. ĐÁP CHUNG : Đoạn “Hỏi nghĩa như vậy … khuynh động”. Có ba : 1/Nêu tiêu ý để đáp. 2/Dùng kệ để đáp. 3/Kết lại tướng lợi ích.
1. Nêu tiêu ý chung : THÀNH TỰU THÂN KHẨU Ý, là dùng lời nguyện tịnh tam nghiệp. ĐƯỢC TẤT CẢ CÔNG ĐỨC … là tướng lợi ích có được. TừĐỐI VỚI CHÁNH PHÁP … trở đi, là giải thích thành tựu tam nghiệp được diệu công đức. Có hai :
1/1. Tự phần nhân hạnh : Có ba.
1/ Nói về ý nghiệp thắng đức : Câu “ … tâm vô quái ngại”.
2/ Nói về ngữ nghiệp thắng đức : Câu “Chỗ chuyển pháp luân … các thiện”.
. Câu đầu là tổng biện.
. KHÔNG BỎ CHÚNG SINH, là nói pháp luân ứng cơ.
. MINH ĐẠT THẬT TƯỚNG, là pháp luân ứng lý.
. ĐOẠN TẤT CẢ ÁC, là pháp luân lìa lỗi.
. ĐẦY ĐỦ CÁC THIỆN, là pháp luân đầy đủ công đức viên mãn.
3/ Nói về thân nghiệp thắng đức : Câu “Sắc tượng đệ nhất …”.
1/2. Thắng tiến quả hạnh: Đoạn “Đều như đại … chúng sinh”
1. Đầy đủ chủng trí.
2. Đối với pháp thì vô ngại.
3. Nói về định đức. Phật là đệ nhất. Phân biệt khác với Phật, nên nói ĐỆ NHỊ.
2. Dùng kệ đáp : Đoạn “Này các Phật Tử! … thập phương”.
Câu “Này các Phật Tử! …” : là tiêu khởi.
Phần kệ là chánh đáp. Trong phần chánh đáp có 140 lời nguyện, đáp chung cho các câu hỏi trước. Vì sao như thế? Vì trong mỗi lời nguyện đều có 6 nghĩa có thể tùy sự mà chuyển các tập của mình, phòng tịnh tam nghiệp, khéo thành hai hạnh tự lợi và lợi tha của Bồ-tát, có thể khế hợp với pháp Phổ Hiền đầy đủ các lợi ích trên. Cho nên đáp chung các câu hỏi trước. 6 nghĩa có thể tùy sự mà chuyển là :
1. Chuyển xả sự
2. Chuyển thành pháp
3. Chuyển tha khiến họ lìa lỗi
4. Chuyển tha khiến họ nhập pháp
5. Chuyển hiện tự lỗi
6. Chuyển thành tự hạnh
Giờứng vào lời nguyện đầu mà làm. Những lời nguyện sau cứ theo đó mà hiểu.
Trong lời nguyện đầu :
1. Nguyện chuyển bỏ việc nhà (xả gia) là chuyển xả sự.
2. Nguyện chứng pháp không, là chuyển thành pháp. Như kinh Tịnh Danh nói “Nhà không tịch rốt ráo” là chỗ này.
3. Nguyện chúng sinh lìa gia nạn, là chuyển tha khiến họ lìa lỗi.
4. Nhập vào pháp không, là chuyển tha khiến họ nhập pháp.
5. Tự mình tuy tại gia, do phát nguyện đó, chuyển cái thấy của mình, tâm tại gia mà không làm các việc bị chi phối bởi cái hiểu biết của nhà thế gian. Khiến lỗi ngu không nhập được tự tâm. Đó là tự chuyển ly.
6. Đã chẳng thấy thế gia thì cái thấy ấy là pháp. Bi niệm chúng sanh khiến nhập pháp không này, là chuyển thành tự hạnh bi trí.
Trong 6 thứ trên, 4 thứ đầu là sẽ thành, vì là yếu hạn thệ nguyện. 2 thứ sau là hiện tựu, vì là hạnh nguyện.
Sở dĩ có 6 thứ này là vì: Phàm cứ trên một nguyện có ba nghĩa : 1/ Sở y sự. 2/Sở vi chúng sinh. 3/Tự trí duyên kia. 3 thứ này đều có 2 loại xả thế sự thành pháp môn, nên mới thành 6. Vì thế “Tùy sự phòng tâm, chẳng theo thế pháp. Thường du pháp lý, chẳng mất chánh quán” là ý này vậy.
Trong các nguyện, tùy sự nghịch thuận sai biệt theo nhau, nói lược có 10 thế :
1. Thế Chuyển sự nhập lý : Như bài kệ đầu, là chuyển việc tại gia nhập vào pháp không v.v...
2. Thế Chuyển nhiễm thành tịnh : Nếu được ngũ dục là nhiễm, công đức đầy đủ là tịnh v.v...
3. Thế Tương tợ loại chuyển : Bố thí chuyển khiến đều xả tất cả, tâm không chấp trước v.v…
4. Thế Chuyển nhân thành quả : Đãnh lễ tháp Phật là hạnh nhân. Được đạo không thể thấy đỉnh là quả v.v...
5. Thế Chuyển thế gian đồng xuất thế : Như tại phòng thất là thế gian. Hiền thánh địa là xuất thế v.v...
6. Thế Chuyển y báo đồng chánh báo : Như thấy thành quách là y báo. Thân lim cang v.v… là chánh báo.
7. Thế Chuyển ngụy qui chân : Như thấy tiên nhân v.v… vì tiên chẳng phải là chân giải thoát nên chuyển hướng giải thoát chánh chân rốt ráo.
8. Thế Chuyển nhân đồng pháp : Như thấy bệnh tật v.v... là nhân, thân không là pháp. Vì biết thân bệnh của người chính là pháp chân không, nên có khổ nào mà chẳng thoát?
9. Thế Chuyển cảnh thành hạnh : Như khi mặc áo cà-sa v.v… là cảnh. Lìa tam độc, tâm hoan hỉ là hai hạnh trí và đoạn.
10. Thế Chuyển hư đồng thật : Nếu trong cái lạc ngọn ngành là hư, pháp lạc là thật.
Các bài kệ khác cứ theo cách phân loại đó mà hiểu.
Văn đây, thì phân phần kệ thành 10 phần lớn :
1. Kệ (1) đến (11) : Lời nguyện khi còn là Bồ-tát tại gia.
2. Kệ (12) đến (22) : Lời nguyện khi mới xuất gia.
3. Kệ (23) đến (27) : Lời nguyện khi đã xuất gia thọ trì cấm giới.
4. Kệ (28) đến (33) : Lời nguyện khi giới đã đầy đủ, tu định tuệ hạnh. Vì người xuất gia lấy tam học làm chỗ tu chánh của mình.
5. Kệ (34) đến (39) : Lời nguyện khi đã xuất định, ở nơi trụ xứ tới lui uy nghi.
6. Kệ (40) đến (51) : Lời nguyện khi khất thực lợi sinh, mau chóng lên đường.
7. Kệ (52) đến (103) : Lời nguyện khi thấy nghe các việc trên đường. Đây có hai :
a. Kệ (52) đến (76) : Thấy các việc y báo.
b. Kệ (77) đến (103) : Thấy người, vật, sự.
8. Kệ (104) đến (123) : Lời nguyện khi đến các tụ lạc khất thực.
9. Kệ (124) đến (138) : Lời nguyện khi ăn xong, lễ, tụng.
10. Kệ (139) đến (140) : Lời nguyện lúc khuya sớm ngủ thức.
Trước sau như vậy, cứ theo sự mà phát nguyện không có không quá. Luận Đại Trí Độ q.12 nói “Người trí có hai : Tại gia gọi là Bà-la-môn, là 7 đời thanh tịnh. Sanh tròn 6 năm đều thọ giới xuất gia, gọi là sa môn. Đây nói DỪNG ÁC.
Hỏi : Sao kinh Anh Lạc nói đến nguyện nhập lý mà kinh này lại nói nhiều đến nguyện đối sự ?
Đáp : Kinh này thuận với Nhất thừa, lợi ích nơi sự lớn. Kinh Anh Lạc thuộc Tam thừa, nơi sự không được thù thắng, nên nhập lý mà nói.
Các tin khác
-
» DANH HIỆU NHƯ LAI - Phẩm 3 (31/03)
-
» TỨ ĐẾ - Phẩm 4 (31/03)
-
» NHƯ LAI QUANG MINH GIÁC - Phẩm 5 (31/03)
-
» MINH NẠN - Phẩm 6 (31/03)
-
» BỒ TÁT HIỀN THỦ - Phẩm 8 (31/03)