Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q4
MINH NẠN - Phẩm 6
13/07/2017( xem tại đây )
Giải thích phẩm này có 5 môn phân biệt.
I. DỤNG Ý
Có hai.
1. DỤNG Ý PHẦN NÀY : Trước, đã nêu quả pháp sở y. Nay, nói về nhân hạnh sở thành y quả.
2. DỤNG Ý PHẨM NÀY : Trong phần hạnh sở thành, với vị tiền phương tiện thì tối sơ là tín hạnh. Trong tín thì có giải hạnh và đức. Minh Nan nói về giải, nằm đầu tiên nên có phẩm này.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM
Bồ-tát là nhân. Minh Nạn là pháp. Phân biệt dị quả pháp, nên thuộc Y chủ thích. MINH NẠN có 4 nghĩa :
1. Xét về tâm cảnh : NẠN, vì chân tục sâu xa. MINH, vì diệu trí chiếu sáng.
2. Xét về giáo nghĩa : NẠN, vì 10 nghĩa sâu xa. MINH, vì vãng phục hiển dương.
3. Xét về luận bàn : Vấn NẠN . Đáp MINH. Vì thông cả vấn đáp, nên gọi là MINH NẠN. Vì sao? Đưa pháp ra hỏi trực tiếp, là VẤN. Phi lý cật vấn, là NẠN. Tùy theo câu hỏi mà trả lời trực tiếp, là ĐÁP. Uyển chuyển giải thích rõ ràng, là MINH.
4. Phân khách chủ : Nếu là khách, thì trong phần trường hàng, MINH thiết ư NẠN. Nếu là chủ, thì trong phần kệ tụng MINH thích ư NẠN, nên nói là MINH NẠN.
III. GIẢI THÍCH NGHĨA LÝ
Ngay tại nhân này, hoặc là phân thành hai :
1. Tỷ vị : Từ phẩm này trở đi cho đến phẩm Hồi Hướng
2. Chứng vị : Từ phẩm Thập địa trở đi.
Hoặc phân làm ba :
1. Ba phẩm đầu (3) là vị tiền phương tiện.
2. Mười ba phẩm (13), từ phẩm Thăng Thiên trở đi, nói về chánh vị Tam hiền.
3. Sáu phẩm (6), từ phầm Thập địa trở về sau, nói về chân vị Thập thánh.
Hoặc phân làm bốn :
1. Từ đây cho đến hết hội thứ III, là Thập giải. Vì tín là phương tiện để trụ, chưa phải là chánh vị, nên nhiếp thuộc Thập trụ.
2. Hội thứ IV là Thập hạnh.
3. Hội thứ V là Thập hồi hướng.
4. Hội thứ VI là Thập địa.
Hoặc phân làm năm : Vì khai triển Tín khác với Trụ.
Nghĩa mà sư Quang nói thì hoặc là phân thành ba :
1. Ba phẩm đầu nói về thuỷ khởi thuộc Tiền tế.
2. Từ phẩm Thăng thiên trở đi nói về thiện tu thuộc Trung tế.
3. Từ phẩm Bất Tư Nghị trở đi nói về chung hiển thuộc hậu tế.
Hoặc phân thành bốn :
1. Với kẻ chưa tin thì làm cho tin.
2. Hội thứ ba trở đi : Với kẻ đã tin thì khiến nhập, chính là giải hạnh.
3. Từ phẩm Thập địa trở đi : Với kẻ đã nhập thì khiến cho thuần thục.
4. Từ phẩm Bất Tư Nghị trở đi : Với kẻ đã thuần thục thì khiến cho giải thoát.
IV. TÔNG THÚ
Có hai : Trước là thông, sau là biệt.
I. THÔNG : Ba phẩm này nói về hạnh pháp của Thập Tín. Phân thành 8 môn : 1/Giải thích tên. 2/Xuất thể. 3/Phát tâm. 4/Định vị. 5/Hành tướng. 6/Trừ chướng. 7/Tiến thoái. 8/Đức dụng.
3. Phát tâm : Thuỷ tùng đều bị trói buộc, không biết danh tự Tam bảo v.v… mới khởi một niệm tín v.v... Đây thuộc Thủy giáo, như kinh Bản Nghiệp v.v… nói. Nếu là Chung giáo, thì như phần Tu Hành Tín Tâm của luận Đại thừa Khởi Tín. Nếu là Viên giáo, thì như đầu phẩm Hiền Thủ v.v… Tiểu thừa không thuộc đây, nên không nói. Đốn giáo thì không có vị, nên cũng không nói. Hoặc có thể nói : Tiểu thừa cũng có nghĩa sơ tín, như đã nói trong Tiểu Luận v.v… trong Đốn giáo cũng có tín v.v…
4. Định vị : Với Thủy giáo, pháp Thập tín này tự nó là vị. Như Lương Nhiếp Luận nói “Như bốn vị của Tu-đà-hoàn đạo tiền là v.v… Bốn vị của Bồ-tát địa tiền cũng như vậy. Đó là Thập tín, Thập giải, Thập hạnh, Thập hồi hướng”. Luận đó cùng với luận Phật Tánh v.v…đều nói “Địa tiền tu bốn hạnh : 1/Thập tín tu tín lạc Đại thừa hạnh. 2/Thập giải, là Bát-nhã hạnh. 3/Thập hạnh, là tam muội hạnh. 4/Thập hồi hướng, là đại bi hạnh. Cũng là trừ bốn hắc chướng chánh sử : 1/Trừ cái chướng bất tín của xiển-đề. 2/Trừ cái chướng ngã chấp của ngoại đạo. 3/Trừ cái chướng sợ khổ của Thanh văn. 4/Trừ cái chướng bỏ đại bi của độc giác. Lại, tín làm thành nhân chủng tịnh đức. Giải làm thành chủng nhân ngã đức. Hạnh làm thành chủng nhân lạc đức. Hồi hướng làm thành chủng nhân thường đức”.Kinh Nhân Vương thì y theo bốn loại báo của Luân Vương là Thiết, Đồng, Ngân, Kim. Vì giáo nghĩa đó mà biết Thập tín cũng là vị.
Theo Chung giáo, tín chỉ là phương tiện của vị Thập trụ. Tự nó không có biệt vị. Kinh Bản Nghiệp nói “Trước Vị thượng trụ có danh tự của thập tâm : 1/Tín tâm. 2/Niệm tâm. 3/Tinh tấn tâm. 4/Tuệ tâm. 5/Định tâm. 6/Bất thối tâm. 7/Hồi hướng tâm. 8/Hộ tâm. 9/Giới tâm. 10/Nguyện tâm. Tu thêm tâm này một kiếp, hai kiếp, ba kiếp mới nhập được Sơ trụ. Tâm tâm có 10, tăng thành 100 pháp minh môn, gọi là nhập vào tập chủng tánh”. Vì thế mà biết, tín không có vị , chỉ là hạnh phương tiện. Y theo các văn như lục chủng tánh, lục nhẫn, lục tuệ v.v… thì cũng là thành chứng. Kinh Nhân Vương chỉ nói Tam hiền, Thập thánh, không nói bốn. Còn kinh này, bốn vị sau đều có nhập định. Xuất xong, liệt kê 10 tên, nói 10 nghĩa v.v… Chỉ phần tín là không có thứ đó, nên có thể biết tín không có vị. Ngoài ra, kinh bản nghiệp chỉ có 42 hiền thánh, không nói 52 hiền thánh nên biết như vậy.
Hỏi : Nếu vậy, sao trong kinh Nhân Vương, trong khi vẫn chỉ lập Tam hiền Thập thánh mà Thập tín vẫn là vị chủng tánh?
Đáp :Vì có tương nhiếp nên như vậy. Vì sao? Vì nghĩa ấy y cứ bốn câu :
1. Vì bản vị nhiếp phương tiện nên chỉ có Tam hiền. Không có Tín danh chỉ nói về Trụ vị. Dẫn văn có thể thấy.
2. Vì phương tiện nhiếp bản vị, nên ngay Thập trụ gọi là Thập tín, không có tên Thập trụ. Vì thế kinh Nhân Vương nói “Thập tín, Thập chỉ, Thập kiên tâm”, tức không nói đến Thập trụ, chỉ nói về Thập tín.
3. Vì khai phương tiện khác với bản vị, như trước Thập trụ có thập tâm làm phương tiện v.v...
4. Vì nơi phương tiện mượn nói chánh vị, như Thủy giáo đã nói trước. Nếu theo Viên giáo thì có hai nghĩa. Nếu y vào tự pháp Phổ Hiền thì tất cả đều không có vị. Nếu là ký pháp thì đồng với Chung giáo. Tín mãn, nhập vào giới hạn của vị, thì nhiếp thông hết tất cả các vị sau, đều tại trong đó, không gì không đầy đủ. Đây là xét theo hạnh nhiếp vị.
Hỏi : Tín đã thật không có chánh vị, sao Thủy giáo lại nói là vị?
Đáp : Vì Thủy giáo, cơ thô trí cạn, hạnh vị chẳng phân. Tương tự như giáo của Tiểu thừa nên phân làm bốn vị. Chung giáo, cơ tế trí sâu, khắc thật phân khác.
5. Hành tướng : Nếu là Thủy giáo, thì hành thập tâm là tín v.v… Nếu là Chung giáo, thì có 4 loại tín tâm và 5 môn tu hành như luận Đại Thừa Khởi Tín nói. Nếu là Viên giáo, thì như ba phẩm này đã nói v.v…
6. Trừ Chướng : Nếu là Thủy giáo, thì trừ cái chướng bất tín của xiển-đề. Nếu là Chung giáo thì như luận đã nói “Dẹp sâu phiền não v.v…”. Nếu là Viên giáo, thì như văn kinh đây nói, tổng diệt trăm chướng v.v… đều là mãn tâm thời diệt.
7. Tiến thoái : Tu tín tâm chưa được một vạn kiếp, tất cả đều thuộc thoái vị. Vì thuộc bất định tụ. Kinh Bản Nghiệp gọi hạng này là lông bay theo gió v.v… Nếu hội VI có hạng bất thối tâm thì chỉ là hạng tác tâm bất thối này. Vì không phải là vị, nên chưa được bất thối. Cũng có người giải thích cho đó là tín. Nghĩa bất thối e không phải, vì kinh nói như lông bay theo gió, không có vị.
Luận nói tu tín chưa qua vạn kiếp đều có thế thoái. Nếu tròn vạn kiếp, tín mới được đầy đủ. Không phải như hội VI. Nếu là Thủy giáo, vì theo tướng thô nói tín là vị, nên nay Tam hiền sau cũng theo tướng thô mà nói. Vì thế, đến Thập hồi hương trở đi mới được bất thối. Như luận Phật Tánh q.1 nói.
Hỏi : Luận đó do các sư Tát-bà-đa thuyết, há thuộc Đại thừa sao?
Đáp : Tuy do Tát-bà-đa thuyết nhưng không phải tông đó, vì có nói đến danh vị Thập hồi hướng. Tiểu thừa không có vị này. Nếu là Tín mãn nhập Trụ của Chung giáo thì thuộc bất thối. Như hàng bất thối trong phần Tín Thành Tựu Phát Tâm của luận Đại Thừa Khởi Tín. Còn văn đây trở đi là thâm tâm, tịnh tín không thể hoại v.v… Vì Viên giáo đồng với Chung giáo. Nhập vị rồi, sau mới nói là tin không thoái nữa. Vì nhân theo quảứng, nên như tín, nhẫn v.v…
8. Thành đức : Theo Thủy giáo, thành tựu cái nhân tịnh đức mới được quả báo Thiết Luân Vương. Cũng có thể tiến nhập Thập giải v.v... Theo Chung giáo, thành tựu vị Thập trụ rồi mới có thể kiến được ít phần pháp thân, hiện các sự như 8 tướng thành đạo v.v… Theo Viên giáo, thành tựu thông hết các vị sau.
Xét về nhân, thì được tam nghiệp Phổ Hiền trùm khắp pháp giới.
Xét về quả, thì trùm khắp trần thế giới, thành Đẳng Chánh Giác, như Hiền Thủ đã nói.
II. BIỆT : Nói về tông thú của phẩm này. Lấy 10 nghĩa thậm thâm làm TÔNG. Trong tín thành tựu giải hạnh là THÚ.
V. GIẢI THÍCH VĂN KINH
Ba phẩm phân thành ba : Phẩm đầu nói về giải thuộc Tín phần. Phẩm kế, y giải khởi hạnh. Phẩm cuối, giải hạnh đều đầy đủ nên thành đức. Hoặc, phẩm đầu giải thích về sơ hạnh. Phẩm kế là nguyện. Phẩm cuối là đức vị.
Ngay phẩm đầu có hai : 1/Chánh nói về 10 nghĩa. 2/Kết thông cái thấy trùm khắp.
I. NÓI VỀ 10 NGHĨA : Sẽ y theo Thiên thiền sư giải thích 10 nghĩa thậm thâm. Phân làm hai: Trước là Văn-thù hỏi, chúng nhân đáp. Nói về các hạnh của diệu tuệ đạo. Sau là chúng nhân hỏi, Văn-thù đáp. Nói, nhờ hạnh mà thành tựu diệu tuệ. Pháp sư Diễn cũng nói: “Trước, một người hỏi nhiều người đáp, là trong một hiểu vô lượng. Sau, nhiều người hỏi một người đáp, là trong vô lượng hiểu một. Lại, Văn-thù là pháp chủ. Nhiều người đồng hỏi về Phật cảnh thậm thâm là pháp”.
10 nghĩa là : 1/Duyên khởi thậm thâm. 2/Giáo hóa thậm thâm. 3/Nghiệp quả thậm thâm. 4/Phật thuyết pháp thậm thâm. 5/Phúc điền thậm thâm. 6/Chánh giáo thậm thâm 7/Chánh hạnh thậm thâm. 8/Trợ đạo thậm thâm. 9/Nhất thừa thậm thâm. 10/ Phật cảnh giới thậm thâm.
1. Duyên khởi thậm thâm : Đoạn “ … Văn-thù hỏi Bồ-tát Giác Thủ …”
Các pháp, y nơi A-lại-da thức tự tánh duyên sinh, mới tập khởi được. Vì sao nói về nghĩa này trước tiên? Nhiếp Luận nói “Bồ-tát sơ học, trước cần phải quán nhân duyên như thật của các pháp để thành tựu chánh tín giải” là nói chỗ này. Trong đó trước hỏi sau đáp. Trước là đặt rõ nạn vấn. Sau là giải rõ nạn vấn.
1. Đặt rõ nạn vấn : Có hai :
1/1. Tổng biện : Vì sao hỏi Giác Thủ đầu tiên? Vì mới phát tâm chán và cầu, không phải sơ giác thì không khởi. Như Thiện Tài mới phát tâm ở Giác thành. Lại, duyên khởi thậm thâm, không phải giác thì không đến được.
1/2. Chánh nạn : Vấn nạn này do đâu mà sinh? Phàm, các Bồ-tát khởi tín, giải, hạnh v.v… đều y theo đạo lý duy tâm, khác với phàm phu và Tiểu thừa, mà thành tựu chánh hạnh. Luận Đại Thừa Khởi Tín nói “Có pháp có thể khởi tín căn Đại thừa nên cần phải thuyết. Cái gọi là pháp đó, là tâm chúng sinh. Tâm này nhiếp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian”. Cho nên, đây mới khởi vấn nạn. Ý muốn hỏi : Tâm tánh là một, quả báo nhiều loại. Vì sao một tâm mà sinh nhiều quả báo? Lại, tâm tánh đã một. Quả cũng nên một. Quả báo đã nhiều. Tâm cũng nên nhiều. Nếu vậy thì có lỗi gì? Tâm nếu theo quả báo mà thành nhiều, thì mất duy thức. Quả báo nếu theo tâm mà thành một, thì trái với nghiệp quả. Nếu vậy, thì có lời cứu : Nếu lập tánh tâm duy nhất, thì không có năng huân như chỗ vấn nạn. Nay nói tâm tánh tuy một, nhưng theo năng huân là nghiệp thiện ác v.v… mà chuyển, nên sinh các quả báo khác nhau, đâu có lỗi gì. Sau, là chống lời cứu này, mới nạn tiếp rằng “Nghiệp chẳng biết tâm, tâm chẳng biết nghiệp v.v…”. Đã không biết nhau sao thành huân tập? Huân tập không thành, sao có mọi thứ? Ý của câu vấn nạn là vậy.
Văn kinh có hai : Đầu là nêu pháp đặt câu hỏi. 5 câu sau chống lời cứu, hỏi thêm.
TÂM TÁNH LÀ MỘT, là nêu pháp án định. TÂM TÁNH LÀ MỘT, vì tâm là tánh. Như Lai tạng này bình đẳng một vị, nên nói MỘT. Lại, tâm tức là tánh, nên thức thứ 8 này không có hai loại, nên nói MỘT.
SAO LẠI SINH ĐỦ THỨ QUẢ BÁO, là hiển cái tương nghịch. Đây là gốc ngọn trái nhau nên có vấn nạn.
CÓ KHI ĐẾN THIỆN THÚ v.v…, là giải thích các tướng trái nghịch. Trong đó có 5 câu :
a. Y báo : Thiện thú là Nhân và Thiên. Ác thú là tam đồ khổ.
b. Chánh báo : Trong Thiện thú, thì các căn mắt, tai v.v…hoặc đầy đủ hoặc không đầy đủ. Trong ác thú cũng vậy.
c. Lặp lại y báo : Trong các căn đầy đủ, mổ giết săn bắn là ác xứ. Giới, thí v.v… là thiện xứ. Với các căn không đầy đủ cũng vậy.
d. Lặp lại chánh báo : Trong thiện xứ có đoan chánh và xấu xí. Với ác xứ cũng vậy.
e. Trong đoan chánh có khổ lạc. Với xấu xí cũng vậy.
Có mọi thứ sai biệt như thế, nên nói KHÔNG ĐỒNG. Quả báo đã không đồng như thế, nghĩa nhất tâm ở đâu? 5 câu kế tiếp, người xưa giải thích rằng “Lấy cái chẳng biết nhau làm câu hỏi, là tâm lấy giác tri làm tánh, hay sanh ra nghiệp. Tâm cùng với nghiệp đều biết được nhau, vì sao kinh nói “Nghiệp chẳng biết tâm, tâm chẳng biết nghiệp …”? Giải thích này e không thuận với văn kinh. Vì sao? Cái chẳng biết nhau này cùng với các câu trên hoặc là cùng chung một câu hỏi, hoặc làm thành câu hỏi riêng. Nếu cùng chung, thì tâm tánh trước là một, còn quả báo thì có nhiều thứ. Chính là nghịch nhau. Nếu đã thành câu hỏi thì cái chẳng biết nhau này đối với kia có ích gì? Nếu là riêng, thì do nghĩa gì mà sinh câu hỏi đó? Nên biết ý văn kinh có chút sai biệt. Cho nên, ở đây giải thích không đồng với người xưa : Chỉ do chống lời cứu mà có phần hỏi thêm này. Lời cứu ở ngoài văn kinh. Nếu cứu rằng, tâm tánh tuy một mà do nghiệp thiện ác v.v… huân tập chủng tử có công năng sinh quả, nên có nhiều sai biệt, thì tâm tánh sở y là một nhưng không hai, nên không mất. Nay trong phần hỏi thêm có 5 đối :
a. Năng y và sở y chẳng biết nhau nên chẳng thành huân tập. Trong đó nghiệp là năng y, tâm là sở y. Lìa sở không năng, năng chẳng biết sở, nên NGHIỆP CHẲNG BIẾT TÂM. Lìa năng không sở, sở chẳng biết năng, nên TÂM CHẲNG BIẾT NGHIỆP. Đã chẳng biết nhau sao thành huân tập? Huân tập đã không, há được do nghiệp mà tâm sanh nhiều quả báo? Các thứ này biết nhau, là xét theo tánh lực mà nói. Nhưng vì không tánh không lực, nên không biết nhau. Không phải xét về tình tri. Trên là ứng vào nhân tướng bản thức mà nói.
b. Xét về quả tướng : Nhân quả chẳng biết nhau. Quả là dị thục. Quả báo có đủ hai nghĩa : 1/ Tâm năng thọ báo, là chủng tử thức của bản thức. 2/Tướng sở thọ báo, là quả báo thức. Vì chủng tử là nhân của quả, không tự có nhân, nên thọ không biết báo. Vì quả báo là quả của nhân, không tự có quả, nên báo không biết thọ. Đã không biết nhau thì nhân quả đều mất. Tâm tánh và các thứ, nghĩa của nó an tại.
c. Mới huân chẳng biết nhau : Vì trên báo này mà thọ. Vì tuyển nạp là các chuyển thức, lấy đó làm năng huân, không đồng tâm thọ báo. Vì tập khởi là đệ bát thức, lấy đó làm sở huân, đều không có tự tánh. Mỗi thứ chẳng biết nhau, huân tập đã mất, nhất tâm vì sao hay sinh mọi thứ? Du-già nói “Chẳng thấy tạng trụ, chẳng thấy huân tập, gọi là Bồ-tát”.
d. Thân sơ chẳng biết nhau : Chủng tử là nhân, bản thức sở y là duyên. Vì tương đãi không tánh nên chẳng tự, chẳng tha, chẳng cộng v.v… Thân sơ đều tận, nên chẳng biết nhau. Nhân duyên đã lìa, tâm sinh ở đâu?
c. Cảnh trí chẳng biết nhau : Trí là năng tri, là kiến phần của các thức. Pháp là sở tri, là tướng phần của các thức. Mỗi thứ đều y nơi nhất tâm không có tự thể. Tự thể không rồi, ai đồng biết nhau? Tâm cảnh đã không, năng sở đều tịch, tâm sinh mọi thứ, nghĩa ấy an tại. Hoặc là giải thích : cảnh pháp là do tâm biến nên chẳng biết nhau. tâm nương cảnh cảnh nên chẳng biết pháp. Không có tâm năng thủ ngoài cảnh, cảnh ngoài tâm. Cho nên đều chẳng biết nhau. Cùng không bất tận.
2. Giải rõ nạn vấn : Phân hai :
Kệ(1) : Tán thán câu hỏi và khuyến đức. Câu (1) (2) : Tán thán câu hỏi hội cơ. Câu (3) (4) : Khuyến đức và hứa thuyết.
Kệ ( 2) đến (11) : Nêu nghĩa đáp thẳng. Trong đó, 5 bài kệ đầu trả lời cho 5 câu hỏi thêm. Vì nghĩa cứu có thành thì nạn vấn mới dứt, nên cần phải trả lời trước. 5 bài sau trả lời cho phần vấn nạn về bản pháp nói trước. Ý là :
Tạng thức duyên khởi có hai nghĩa :
1. Nghĩa không khởi : Vì không tự tánh.
2. Nghĩa có khởi : Vì có duyên khởi không tánh này.
Hai nghĩa đó không hai, thành một duyên khởi thậm thâm vô ngại. Trong đó, do không khởi mà thành khởi, nên chỉ do các duyên không biết nhau mà thành huân tập, có mọi thứ pháp sinh. Đáp phần vấn nạn sau. Do khởi mà không khởi, nên các pháp mọi thứ sinh mà đều không có tự tánh, chỉ là một tâm tánh. Đáp phần vấn nạn trước. Trước thì không ngại nhất tâm, đó là mọi thứ. Sau thì không ngại mọi thứ, đó là nhất tâm. Chánh lý duyên khởi vô ngại viên dung chính là ý này.
Kệ (2) : Pháp thuyết.
Kệ (3) đến (6) : Dùng dụ ví.
Hoặc phân làm năm : Tông, Nhân, Dụ, Hợp, Kết.
1. Tông : CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TẠI là lập tông. CÁC PHÁP là hữu pháp. KHÔNG TỰ TẠI là pháp. Pháp cùng với hữu pháp hòa hợp gọi là tông. Trong đó có hai nghĩa :
a. Tạng tánh duyên khởi, năng sở huân khởi nhiếp nhiều pháp, nên nói các pháp. Vì làm nhân duyên với nhau, hoàn toàn tương thuộc nhau, nên tất cả đều không tự có sở tại.
b. Theo các duyên khởi không tự tánh, nên tự mình không thể tại.
2. Nhân : Vì sao biết không tự tại? Vì nói TÌM THẬT CHẲNG THỂĐƯỢC. Vì bản thức và các pháp duyên khởi nương nhau cùng hình đoạt nhau, đều không có tự tánh, nên tìm thật chẳng thể được. Đây có hai nghĩa :
1. Ứng với bản thức mà nói không tự tại : Vì y các duyên khởi không tự tánh, nên nói TÌM THẬT CHẲNG THỂĐƯỢC.
2. Ứng với các pháp năng huân mà nói không tự tại : Vì y nơi bản thức không có tự thể nên nói TÌM THẬT CHẲNG THỂĐƯỢC.
Luận chung thì có 4 nghĩa :
a. Các pháp y nơi thức, nên ở nơi các pháp tìm thật chẳng thể được.
b. Bản thức là chỗ y tựa, nên ở nơi bản thức tìm thật chẳng thể được.
c. Các pháp khởi thức nên ở nơi các pháp tìm thật chẳng thể được.
d. Thức tuy duyên khởi, nên ở nơi bản thức tìm thật chẳng thể được.
Có khi khai triển thành 8 câu : Mỗi câu đều có 4 câu hữu, vô, vừa hữu vừa vô, phi hữu phi vô. Giải thích đây có 4 câu :
a. Vì không khởi không khác khởi, nên tìm cái không khởi chẳng thể được. Cho nên không khởi chẳng tự tại.
b. Vì khởi không khác không khởi, nên tìm cái không khởi chẳng thể được. Cho nên khởi cũng chẳng tự tại.
c. Vì không hai, nên tìm hai cái thật chẳng thể được. Cho nên cả hai đều không tự tại.
d. Không ngại hai nghĩa, nên tìm hai cái phi thật chẳng thể được. Cho nên, cả hai không phải không tự tại. Vì sao không tự tại như thế? Vì Duyên khởi tự tại. Vì sao chẳng thật? Vì duyên khởi lý thật.
3. Kết : CHO NÊN TẤT CẢ PHÁP v.v…, là kết. Vì Kết là theo pháp, nên sau Tông và Nhân. Hợp theo Dụ, nên nói sau Dụ. CẢ HAI KHÔNG BIẾT NHAU, như trong phần năng sở huân nhau, mỗi thứ đều có hai nghĩa hữu vô. Vì hai hữu, hai vô đều phi hữu phi vô, nên KHÔNG BIẾT NHAU. Vì một hữu, một vô, một vô, một hữu đều không hai, nên không thể biết nhau. Chính do không biết nhau như thế, nên được có tất cả pháp. Vì thế nói tất cả KHÔNG BIẾT NHAU. Đây không phải chỉ hiển một vị bình đẳng không hoại các pháp, còn hiển chỉ do bình đẳng mà có các pháp.
4. Dụ : Có 4 ví dụ chỉ cho 4 nghĩa của tạng thức.
a. Nghĩa nhân quả y tha tương tục : DÒNG NƯỚC NHANH, luận Duy Thức nói “Thức A-lại-da hằng chuyển như bộc lưu” là nghĩa này. KHÔNG HỀ DỨT là nghĩa hằng. LỚP LỚP là nghĩa lưu chuyển. Nên luận Duy Thức nói “ Nói “hằng” là ngăn cái đoạn. Nói “chuyển” là biểu thị không phải thường”.
Nếu phân biệt kỹ, khi nước chảy cần có 4 nghĩa :
a/1. Có nước năng lưu khúc : Có ba : Một, thể của nước thanh tịnh dụ cho bản thức, chỉ cho Như Lai tạng bản tánh thanh tịnh tâm. Hai, lẫn đất thành nước đục, dụ cho Như Lai tạng tự tánh thanh tịnh bị vô minh làm nhiễm mà có nhiễm tâm. Ba, gặp lạnh thành băng, dụ cho Như Lai tạng cùng với vọng thức đều thành bản thức duyên khởi. Kinh Lăng Già nói “Thức A-lại-da gọi là Như Lai tạng, nhưng cùng với vô minh bảy thức …”.
a/2. Tương do nên lưu chuyển : Dụ cho nghĩa tự tướng của bản thức. Vì do nước sau đẩy tới mà nước trước lưu chuyển. Hoặc do nước trước dẫn, mà nước sau được lưu chuyển. Mỗi thứ đều có hữu lực và vô lực. Không thể biết nhau mà được lưu chú. Đây là lưu mà không lưu. Như nói “Các sông đều chú (dồn về) mà không lưu (dời đổi)” là ý này. Trong kinh gọi là lưu chú sanh diệt. Luận Duy Thức q.3 nói “Như dòng nước dốc, không đoạn không thường, tương tục trường thời, mà có chìm nổi. Thức này cũng vậy, vô thủy đến nay, sanh diệt tương tục, không đoạn không thường, hữu tình chìm nổi, khiến chẳng ra khỏi … tánh của thức này, vô thủy đến nay, sát-na sát-na, quả sanh nhân diệt. Quả sanh nên không đoạn. Nhân diệt nên không thường. Không đoạn không thường là chánh lý Duyên khởi ... Nên tin theo chánh lý Duyên khởi của Đại thừa. Đó là chánh lý ly ngôn thâm diệu. Nói nhân quả v.v… đều là giả lập. Quán sát pháp hiện tại có tác dụng dẫn đến sau, giả lập cho đó là quả tương lai, đối với đó nói là nhân hiện tại. Quán sát pháp hiện tại có tướng đáp trả với trước, giả lập cho đó là nhân quả khứ, đối với đó mà nói là quả hiện tại. Giả, vì trên hiện thức tợ như các tướng đó mà hiện. Như vậy lý số nhân quả hiển rõ, lìa nhị biên, khế hội trung đạo. Các người có trí nên theo đó mà tu học ”.
Kinh Lăng Già nói “Sát-na dừng phiền loạn. Tịch tĩnh lìa sở tác. Tất cả pháp chẳng sanh. Ta nói nghĩa sát-na. Vừa sanh liền có diệt. Không vì người ngu nói. Sanh tương tục không ngừng. Sở huân của vọng tưởng”. Giải thích : Trước theo luận, thì sanh diệt cách niệm. Theo kinh, thì sanh diệt đồng niệm. Cho nên, chẳng sanh chẳng diệt mà sanh diệt. Kinh, là ứng với Chung giáo mà nói, nên chẳng sanh chẳng diệt cùng với sanh diệt hòa hợp v.v… Luận, là ứng với Thủy giáo mà nói, nên chỉ có sanh diệt là thức, tế khắc cũng không thành sanh diệt. Vì khi sanh thì không có diệt, nên không phải hữu vi. Vì tướng không đủ. Nếu có diệt thì không nên có sanh, vì tướng trái nhau. Nên trong Chung giáo thì đồng niệm. Vì tất cả đều hư giả, nên chẳng trái nhau.
Y nơi chân tâm nên được đồng, theo tướng nên có khác. Quá khứ diệt thành sanh. Vị lai diệt hoại sanh. Pháp sanh hoại cái diệt quá khứ mà thành cái diệt vị lai.
Một tướng diệt đối với sanh trước hoại, với sanh sau thành. Một tướng sanh đối với cái diệt trước hoại, đối với cái diệt sau thành. Cho nên tương tục không dứt. Lại, sanh là do diệt mà khởi, nên trong sanh có đủ diệt. Có đủ diệt nên khiến sanh chẳng trụ mà thành diệt. Diệt do sanh mà có, nên trong diệt bao hàm cả sanh. Bao hàm cả sanh, nên khiến diệt chẳng trụ, thành lại sanh. Cho nên sanh diệt giao tiếp, trước sau đồng thời, chẳng chướng ngại nhau, lưu chú chẳng đoạn.
Trong một tướng sanh có bốn nghĩa diệt đồng thời đầy đủ.
. Tánh bất thành, ngay đó gọi là diệt.
. Do diệt nên khởi, cho nên đều diệt.
. Thành diệt nên đều diệt.
. Do sanh diệt đều là mộng, trong vọng kế thấy có trước sau. Khi lý thật chiếu thì đều không có trước sau. Cho nên khi sanh lại có diệt.
Niệm diệt trước chuyển đến sanh, niệm sanh sau chuyển đến diệt. Sanh diệt, cả hai cùng chuyển, nên nói CHUYỂN CHUYỂN. Chưa đắc trị đạo trở về trước thì chưa chút dừng nghỉ, nên nói KHÔNG HỀ DỨT. Cả hai lưu chuyển đều vô đẳng không biết nhau.
a/3 Y gió nên có hai nghĩa :
. Y gió được lưu chuyển : Dụ cho nghĩa nhân tướng của tàng thức. Vì y nơi gió hoặc nghiệp huân tập chủng tử mà lưu chuyển. Đây là ứng vào nhân tướng mà biện.
. Y gió khởi sóng : Kinh Lăng Già nói “Tạng thức hải thường trụ, gió cảnh giới làm động, khiến tất cả sóng thức, dao động mà chuyển sanh”. Duy Thức q. 3 nói “Như dòng nước dốc tuy gặp gió v.v… khởi các sóng mòi, mà lưu chuyển không dứt. Thức này cũng vậy. Tuy gặp các duyên, khởi nhãn thức v.v… mà hằng tương tục”. Trong đó, một là gió thổi nên lưu chuyển, hai là do nước nên lưu chuyển, nên nói CHUYỂN CHUYỂN. Nương nhau, không tánh nên đều CHẲNG BIẾT NHAU. Hoặc, chủng tử chuyển và thức sở y chuyển v.v… Tuy chẳng biết nhau mà có lưu chuyển. Chính là nghiệp chẳng biết tâm v.v… nói ở văn trên.
a/4 Y nơi đất cao thấp mà lưu chuyển : Dụ cho nghĩa quả tướng của bản thức. Y nơi các thứ thọ sanh địa báo mà lưu chuyển. Chỗ của Nhân và Thiên là cao. Chỗ các ác đạo là thấp. Đây là xét về quả tướng. Trong đó, tâm và báo là hai, không tánh, nên chẳng biết nhau. Chính là báo chẳng biết thọ v.v… nói ở văn trên.
Hoặc mang theo vật mà lưu chuyển, nên Duy Thức nói “Như dòng nước dốc đổ từ trên xuống, các vật như cá, cỏ v.v… trôi theo không cần nắm giữ”. Thức này cũng vậy, cùng với tập khí bên trong và các pháp xúc v.v… bên ngoài hằng theo nhau mà chuyển.
b. Nghĩa hỗ vi nhân quả sanh thức : Đèn sáng dụ chỗ y thành. Có ba nghĩa : 1/Nghĩa sanh thức. 2/Nghĩa hỗ vi nhân quả. 3/Nghĩa chấp thọ.
b/1. Sanh thức : Nhờ ngọn lửa trước đốt cháy tim đèn mà ngọn sau được sanh. Chiếu sáng tiền cảnh chỉ một niệm, nên KHÔNG TẠM DỪNG. Lục thức cũng vậy. Danh ngôn v.v… y nơi bản chủng tử thức nên hay sanh thức sau, soi chiếu cảnh vật. Trước diệt sau sanh không tạm dừng. Trong đó, ví bản thức như dầu của đèn, các chủng tử trong thức như tim đèn, sở sanh hiện hành. Lục thức như ngọn lửa không có thể tánh, chóng diệt, nên chẳng biết nhau.
CẢ HAI KHÔNG BIẾT NHAU, người xưa nói “Lửa và lò là hai. Tim đèn và dầu là hai. Bốn pháp hòa hợp mà sanh, đều chẳng biết nhau”. Vậy thì e không đúng lý. Vì hình như ý của văn kinh nói hai là nói ngọn lửa trước và ngọn lửa sau. Do chóng diệt không trụ, không có thể tánh để có thể biết nhau. Lục thức y nơi bản thức không có thể tánh cũng vậy. Đây là tâm chẳng biết thọ v.v… nói ở trên.
b/2 Nghĩa đồng thời hỗ vi nhân quả : Nhiếp Luận q.2 nói “Luận : Thí như ánh sáng của đèn cùng với tim đèn, sanh và cháy cùng lúc, lại làm nhân cho nhau. Giải thích : Vì thể tim đèn làm y chỉ, sanh ra ánh lửa sáng. Tim đèn là sanh nhân của ánh lửa. Ánh lửa sanh, trong một sát-na lại đốt tim đèn. Ánh lửa là nhân thiêu cháy tim đèn ... Luận : Nên biết nghĩa bản thức cùng với năng huân tập làm nhân cho nhau cũng như vậy. Như thức là nhân của pháp nhiễm ô. Pháp nhiễm ô là nhân của thức. Giải thích : Thức A-lại-da này là chủng tử sanh nhân. Nếu không có thức này, ba nghiệp sanh diệt không có chỗ y chỉ. Như thể diệt mất công năng cũng vậy. Do thức này mà thể các pháp sanh, công năng cũng lập. Cho nên bản thức là sanh nhân của pháp. Các pháp cũng vậy. Nếu các pháp không có thức này mà khởi ở hiện tại thì không có đạo lý. Chuyển sau khác trước, cái biến khác này là pháp quả”. Giải thích : Trong đó, niệm trước lửa và tim đèn đồng một sát-na làm nhân cho nhau sinh cháy. Đều có nhân quả. Cũng đồng thời diệt mất. Niệm sau cũng vậy. Nên nói CHÁY CHÁY. Chưa đến bờ mé đối trị thì pháp hằng khởi nên CHẲNG TẠM DỪNG. Vì hai nhân hai quả đều bất câu nên CHẲNG BIẾT NHAU. Một nhân một quả không hai, nên không thể biết. Lửa, năng thiêu cháy tim mà cũng là sở sanh của tim nên nói CHÁY CHÁY. Vì lý sanh chẳng dừng nên chinh là thiêu. Lý thiêu cũng vậy nên nói chẳng tạm dừng. Chẳng biết nhau thì như trên. Trong đó, cái nghĩa làm nhân quả cho nhau lược thành hi lớp, mỗi lớp đều có ba môn :1/Hộ quá. 2/Hiển đức. 3/ Thị quá. Như trong hỏi đáp đã nói.
b/3 Nghĩa chấp thọ : Đèn có hai công năng : Trong thì đốt cháy tim đèn. Ngoài thì phát sáng. Dụ cho sự chấp trì của bản thức có trong ngoài. Du-già nói “Chấp thọ của thức này có hai : 1/Trong chấp thọ chủng tử và ngũ căn thân. 2/Ngoài thì chấp thọ khí thế gian. Giống như đèn cháy, trong thì chấp giữ tim đèn, ngoài thì phát sáng”, chính là nói chỗ này. Trong ngoài này là hai nên nói cháy cháy. hằng chấp thọ không gian đoạn nên nói chẳng dừng. Trong ngoài là hai, vì không tánh, nên chẳng biết nhau.
c. Nghĩa thọ huân : GIÓ, dụ cho nghĩa huân tập. Gió có hai nghĩa : 1/Nghĩa hữu lực : hay làm động đến các thứ khác. Dụ cho chuyển thức hay huân thành chủng tử. 2/Nghĩa không thể. Vì gió này không thể tự hiện tướng động, phải thổi vào vật khiến vật động, mới biết tướng gió. Cái động này còn là cái động của vật, nên biết gió không có tự thể. Các pháp năng huân chẳng thể tự thành chủng tử. cần huân bản thức thành chủng tử rồi mới hiện năng huân. Chủng tử này còn là thức chủng, nên biết năng huân không tánh.
CẢ HAI KHÔNG BIẾT NHAU : Gió và vật là hai. Y nơi vật mà động, nên gió không có tự tánh. Vật theo gió thì vật cũng không có tự tánh. Cả hai đều không, cả hai đều có, cả hai không có cũng không không. Một không, một có, không có năng sở, nên đều chẳng biết nhau. Với thức, cũng y theo đó mà hiểu, nên nói CÁC PHÁP CŨNG NHƯ VẬY.
d. Nghĩa cùng y trì : ĐẤT dụ cho nghĩa y trì nhau. Như đất chuyển là y nơi nước chuyển. Nước chuyển là y nơi gió chuyển. Gió chuyển là y nơi hư không. Hư không không có chỗ y (vô sở y). Với tâm, nghĩa cũng vậy. Cảnh giới y nơi vọng tâm. Vọng tâm y nơi bản thức. Bản thức y nơi tịnh tâm. Tịnh tâm vô sở y. Cũng giải thích : Hiện hành y nơi chủng tử. Chủng tử y nơi bản thức. Bản thức y nơi chân như. Chân như vô sở y.
Chẳng biết nhau là, hư không cùng với gió làm sở y. Tự không có thể tánh, nên không biết gió. Gió cùng với nước làm sở y. Tự y nơi hư không nên không có lực có thể biết nước. Nước đối với đất cũng vậy. Thức, cũng y theo đó mà hiểu.
Từ trên đến đây đáp phần cứu nạn sau đã xong. 5 bài kệ tiếp trả lời cho phần vấn nạn về bản pháp nói trước.
Kệ (7) (8) : Chánh đáp phần vấn nạn trước. Trước hỏi : Tâm tánh đã một, sao hay sanh mọi thứ quả báo? Nay đáp : Vì theo chuyển thức huân tập nên sanh. Không phải do nhất tâm tự tạo ra mọi thứ, nên nói “Nhãn, nhĩ … nhân đó triển chuyển khổ”. Trước nói, hoặc là đến thiện thú v.v… 5 đối đó, đều ứng vào báo mà nói, nên nói chung là KHỔ. Đây nói nhãn, nhỉ v.v… 5 thức đó. Có thể tự biết. Tâm là bản thức, mang nghĩa tập khởi. Ý là Matna, mang nghĩa suy lường. Tình là thức, sáu thức mang nghĩa liễu biệt. Tám thức này đều có căn. Năm căn thì biết rồi. Ý là căn của thức thứ sáu. Thức bảy và tám làm căn cho nhau, đều có nghĩa sanh thức, nên nói TÌNH CĂN. Nhân đây, năng sở hòa hợp mà chuyển các khổ.
Nghi : Đã theo chuyển thức huân tập sanh các khổ, tức thành nhiều tâm, sao lại nói chỉ một tâm?
Đáp : Các pháp năng huân này nếu là thật, thì có thể theo cái huân mà mất nhất tâm. Các khổ đã hư giả nên được nhất tâm, thật chẳng chuyển.
Nghi : Nếu thật chẳng chuyển, vì sao trước nói theo sự huân tập mà chuyển các khổ?
Đáp : Chỉ là thị hiện chuyển, mà thật chẳng phải là thật chuyển.
Nghi : Nơi pháp tánh, nếu có thị hiện, cũng là tương nghịch?
Đáp : Chỉ tùy vào tha mà có thị hiện. Trong pháp đó không có việc thị hiện này. Vì sao không? Vì thị hiện vô sỡ hữu.
Kệ (7) : Chẳng nhiễm mà nhiễm. Kệ (8) : Nhiễm mà chẳng nhiễm.
Kệ (9) (10) (11) : Chỉ nói về tam vô tánh quán.
Kệ (9) : Nói về Biến kế vô tướng quán. Vì tám thức, xét về chấp chỉ là hư vọng, đều vô sở hữu, nên nói vậy.
Kệ (10) : Nói về Y tha vô sanh quán. Câu (1) : Các phương tiện quán như tầm, tư v.v… Câu (2) : Quán cảnh HỮU ĐÓ, là nhãn, nhỉ v.v… nói trước. VÔ SỞ HỮU, vì các duyên không tánh, nên không. Câu(3) : Chánh quán. Vì thấy lý vô sở hữu, nên nói KHÔNG ĐIÊN ĐẢO. Câu (4) : Giải thích. Vì được con mắt kiến pháp không lẫn vô minh, nên nói TỊNH.
Kệ (11) : Nói về Chân thật vô tánh tánh quán. Trong đó, HƯ VỌNG là sở chấp tánh. PHI HƯ VỌNG là vô tướng tánh. THẬT là vô sanh tánh. KHÔNG THẬT là y tha tánh. Hai quán nếu thành là xuất thế gian. Hai quán nếu không là thế gian.
Theo quán trí mà nói, thì các thứ hữu và vô này tương đãi chẳng thật, nên nói CHỈ CÓ GIẢ NGÔN THUYẾT. Hữu và vô đều mất, mới nhập vô tánh tánh quán.
Phần thuyết về tam tánh quán, nhị tánh quán v.v… đây, là ứng vào giải, vào hạnh mà phân.
2. Giáo hóa thậm thâm : Đoạn “ … Văn-thù hỏi Bồ-tát Tài Thủ …”
Trước, đã nói về nhiếp tâm nhập lý. Đây, biện về hậu trí cứu sanh.
TÀI là pháp tài. Trong phần này, trước hỏi sau đáp. Nhưng hỏi đáp lại thiếu, không đồng. Chỉ y theo đáp mà chọn lấy câu hỏi.
Phần hỏi, hỏi : Như Lai đã thập tùy giáo hóa, sao lại nói chúng sinh phi chúng sinh?. Phần đáp trả lời : Thân mệnh v.v… đều không, nên cái thập tùy giáo hóa này là phi giáo hóa. Vì chúng sinh phi chúng sinh thì giáo hóa cũng là phi giáo hóa. Đâu có lỗi gì?
Cũng y theo hỏi mà chọn câu trả lời.
Ý hỏi : Như Giác Thủ nói, chúng sinh đã không, vì sao lại giáo hóa? Khi giáo hóa, nếu thánh trí xứng với lý mà hiện không, thì không thành giáo hóa. Nếu đồng với phàm chấp hoành kế là có, thì không thể giáo hóa. Đây là nạn vấn hữu vô trái nhau.
Ý đáp : Chúng sinh là không, không là chúng sinh. Đại phẩm nói “Không phải vì không có sắc mà gọi là sắc không. Chỉ vì sắc tức là không, không tức là sắc”. Giải thích : Vì ngay sắc là không, mới là chân không, không phải đoạn mà không. Đây không phải là cảnh giới của phàm trí. Vì chúng sinh như thế mà dùng thập tùy như thế thuyết các pháp môn như thế mới là chân giáo hóa.
Trong phần NẠN VẤN có hai :
Câu “Tất cả chúng sinh phi chúng sinh” nêu nghĩa chánh.
Câu “Như Lai vì sao … giáo hóa họ?” hiển sự tương nghịch. Cổ nhân cho câu “Theo thân” là tổng. Còn đây cho câu “Theo thời” là tổng, mười câu còn lại là biệt :
1. Theo thời : Lúc phát tâm, lúc đắc đạo v.v… Luận nói “Nạn xứ sanh giả đãi thời”.
2. Theo báo mệnh : Báo mệnh hoặc dài hoặc ngắn cần nhận sự giáo hóa (thọ hóa), thì ở thời đó giáo hóa họ.
3. Theo lúc thọ thân : Phải đợi họ được thân người v.v… mới giáo hóa.
4. Theo hạnh nghiệp : Phải đợi khi họ làm việc ác mới có pháp nhẫn. Như kinh Tịnh Chư Nghiệp Chướng nói về tịnh hạnh v.v… Cứ theo đó mà hiểu.
5. Theo dục lạc : Phải đợi khởi dục lạc gì mới nhận sự giáo hóa.
6. Theo nguyện : Coi khởi thệ nguyện gì mới nhận sự giáo hóa.
7. Theo ý : Coi khởi ý gì, niệm việc gì v.v…
8. Theo phương tiện : Khởi phương tiện gì mới định được tạo tu.
9. Theo tư duy : Khởi tư duy gì mà chiếu xét
10. Theo thọ lượng : Khởi thọ lượng gì mới tính thời gian độ.
11. Theo chúng sinh kiến : Coi khởi tư kiến gì cần chịu sự giáo hóa. Như Lai lúc đó liền giáo hóa họ.
Theo cơ khuất khúc mà giáo hóa mới nói chúng sinh là phi chúng sinh. Lý đó an tại.
Trong phần TRẢ LỜI có hai :
Kệ (1) : Tán thán công đức và khuyên lắng nghe. Nửa bài đầu tán thán công đức của Văn-thù. Vì trong trí không xen vô minh, nên nói MINH TRÍ. Năng chiếu lý duy tâm, nên nói CẢNH GIỚI. Vì sao hằng chiếu cảnh giới này? Vì THƯỜNG THÍCH HẠNH TỊCH DIỆT.
Kệ (2) đến (9) : Phân hai : 7 bài đầu đáp các câu hỏi trước. 2 bài sau đáp lại phần già nạn.
Kệ (2) đến (8) : Câu hỏi “Theo thời” không có phần trả lời. Vì tổng không lìa biệt.
Kệ (2) (3) (4) : Đáp câu hỏi “Theo thân”.
Kệ (2) (3) : Nói về nhân không.
Kệ (2) : Vì xưa nay ngã ở trong thân, nên nay nói thân không thì ngã cũng không. Nếu dùng giới (界) phân biệt quán thì thấy thân này bắt khả đắc, nên liễu đạt ngã hữu trong thân sở chấp là không.
Kệ (3) : Vì xưa nay thân y chỉ nơi ngã, nay nói ngã không nên thân cũng không. Nếu tầm thân phần năng y thì thấy ngã sở y bất khả đắc, nên đối với thân này không chấp trước.
Kệ (4) : Nhờ nội loại mà biết pháp bên ngoài vô ngã. Trong đó, câu (1) (2) là tiêu đề. Câu (3) là giải thích. Câu (4) là lợi ích. Theo thân như vậy, thì phi theo thân. Chẳng khác chúng sinh thì phi chúng sinh. Cho nên không lỗi.
Kệ (5) (6) : Đáp câu hỏi “Theo mệnh”. Kệ (5) là quán cảnh. Kệ (6) là quán trí.
Kệ (5) : Thân là danh sắc, chính là thân quả báo. Mệnh là thức thọ sanh, chính là bản thức. Mệnh và thân, từ đầu đến cuối, là nhân quả của nhau, hòa hợp không hai. Theo thí dụ thì có thể hiểu. Chỗ nhân quả hỗ vi này không phải là cảnh giới loạn thức của ngu phu và Nhị thừa, nên nói KHÔNG THỂ BIẾT.
Kệ (6) : Vậy nghĩa này ai có thể biết? Vì NGƯỜI TRÍ HAY QUÁN XÉT, nên là pháp như trí của Phật và Bồ-tát. Vì thế, biết thân mệnh làm nhân duyên cho nhau. Vì phân biệt, y tha mà các pháp vô thường làm nhân cho nhau, nên có thân mệnh. Vì pháp thường trụ thì chẳng thành nhân, nên nói VÔ THƯỜNG. Hữu và phi hữu đều không có tự tánh, nên nói KHÔNG, VÔ NGÃ, và LÌA TẤT CẢ TƯỚNG tăng, ích, tổn, giảm v.v…
Kệ (7) : Đáp câu hỏi “Theo hạnh”. Do bản thức và ý thức mà các pháp huân tập làm nhân cho nhau. Vì là công năng sanh của nghiệp, không phải có nhân pháp v.v… nên nói VÔ NGÃ, Y NHƯ MỘNG. Không phải chỉ có nghiệp hạnh dứt tuyệt hai ngã, mà ngã tánh của nghiệp báo sở đắc cũng tịch diệt. Nhân quả tợ như trước sau biến khác, nhưng nghĩa vô ngã thì đồng, chưa từng biến khác.
Kệ (8) : Đáp chung cho 7 câu còn lại. Vì 7 thứ như theo dục lạc v.v… đều là tâm số pháp, y nơi tâm vương, không tự tại, nên nêu tâm vương tổng thu đáp chung. Vì thế nói CHỈ LẤY TÂM LÀM CHỦ. Giải thích : Tất cả pháp thế gian chỉ là sở tác biến dị của tự tâm. Tâm là gốc, nên nói CHỦ. Do ngu phu không rõ nghĩa duy tâm, nên vọng theo phân biệt khởi 7 thứ tâm niệm là dục lạc v.v… Vì đều THỦ TƯỚNG, nên đều là ĐIÊN ĐẢO. Là điên đảo thì không, vô sở hữu. Cho nên, theo dục lạc v.v… thì phi theo dục lạc v.v…
Sau là giải thích già nạn, sợ có người hỏi rằng “Nếu chúng sinh như vậy thì “không” tự là pháp môn, “theo” cũng như vậy, sao cần phải giáo hóa?”
Kệ (9) : Giải thích “Vì KHÔNG THỂ HIỂU CÁC PHÁP là không hai, nên phải giáo hóa.
Nạn rằng “Nếu không hiểu cái chân thật, chúng sinh há không phải là không sao?”
Kệ (10) : Giải thích “Vì TỪ DUYÊN KHỞI nên không phải không. CHÓNG DIỆT chẳng trụ, nên không phải có. Hai thứ đó không hai là chúng sinh, nên nói KHÔNG TƯỚNG KHÁC. Cho nên được giáo hóa.
Kệ (9) nói cần phải giáo hóa. Kệ (10) nói thành tựu việc giáo hóa.
3. Nghiệp quả thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Bảo Thủ …”
Trước hỏi sau đáp.
Trong phần VẤN NẠN có hai : Nêu pháp hỏi chính. Sau là già cứu.
Ý hỏi rằng : Nếu trong tứ đại không có ngã thì ai tạo thiện ác, ai hay thọ báo? Tức cho rằng có tác dụng thì cần phải có tác giả. Là dùng dụng mà nạn vấn thể. Nếu là Tiểu thừa, thì cứu rằng “Tuy không có ngã, nhân, tác giả nhưng có pháp nhân quả thiện ác nên được như thế”. Vậy thì còn pháp chấp. Nên lại nạn rằng “Nhưng pháp tánh không có thiện ác”. Đây là nói pháp không. Nghĩa là, pháp tánh đã không, không có thiện ác, nếu không tác giả thì do pháp gì mà có nghiệp quả? Nên biết là có ngã. Ngã đã thật có, nhưng lý vô ngã lại an tại? Ý câu hỏi là vậy.
Phần trước nêu nghĩa chính thì trong đó có 10 câu lập thành 5 đối. Phần già cứu sau, hiển sự tương nghịch.
1. Thọ khổ thọ lạc : Ứng vào thọbáo thì xét thấy có thọ giả.
2. Làm ác làm thiện : Ứng vào tác nghiệp thì xét thấy có tác giả.
3 Trong đoan chính ngoài đoan chính : Ứng vào sự sai biệt trong thọ báo. Trong, ứng vào hạnh. Ngoài ứng vào thân. Nếu không có người tác nghiệp, do đâu có sai biệt?
4. Thọ ít báo thọ nhiều báo : Ứng vào báo nhiều hay ít. Như kinh nói “Tạo nghiệp nhiều, thọ báo cũng nhiều. Ít cũng như vậy”, nên biết có ngã.
Trên là ứng vào sanh báo.
5. Hiện báo và hậu báo : Là ứng vào hậu báo.
Câu “Nhưng tánh các pháp …” là già cứu. Đã biết rồi.
Trong phần TRẢ LỜI, vì sao người đáp là Bảo Thủ? Vì trong sự hiển lý. Được nhiều báu đáng quí. Trong đó phân hai. Kệ (1) là pháp thuyết. Từ kệ (2) đến kệ (10) là dụ thuyết.
Kệ (1) : Có hai nghĩa. 1/Nêu nghĩa đáp chính. 2/Dẫn Phật thể mà nói, không phải đã có thể biết. Câu (1) (2) : Nghiệp báo không hoại. Câu (3) : Không tác giả. Vì tùy các nghiệp sở tác sai biệt huân vào bản thức mà y tha của bản thức biến ra quả báo sở khởi, tợ như nghiệp đó. Nên có nhiều báo v.v… mọi thứ không đồng. Chỉ là các thức duyên khởi hỗ tương tập thành, không có tự tánh, nhưng có nghiệp quả. Thật không phải trong tứ đại có nhân ngã có thể tác nghiệp thọ báo. Nên nói NGƯỜI TẠO VÔ SỞ HỮU. Đây là do không tánh là lý, nên pháp tánh không thiện ác. Do không tánh nên thành nhân quả, mà có nghiệp quả sai biệt. Đây chỉ có nhân quả không tánh, chỗ nào có ngã nhân? Nên nói “Trong tứ đại thật không có nhân ngã …”. Lý chánh pháp luôn quyết định như thế. Là chỗ chư Phật ba đời đồng thuyết, nên nói CHƯ PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY. Lăng-già q.1 nói “Ta thường thuyết pháp không. Chóng lìa các đoạn thường. Sanh tử giống như mộng. Mà nghiệp kia chẳng mất”, chính là chỗ này .
Kệ (2) đến (9) : Đều có hai nghĩa. Tuy nghiệp quả rõ ràng mà không có (vô sở hữu), nên thành ví dụ.
Kệ (2) : Dụ cho y tha ly tánh. Bản thức như GƯƠNG, tùy sự huân tập mà hiện nghiệp quả như HÌNH TƯỢNG. Đây là nghĩa y tha. TRONG NGOÀI VÔ SỞ HỮU, là nói về nghĩa ly tánh. Đây có ba lớp bốn câu.
1. Ứng vào hình : Không chất thì chẳng hiện. Trong mà vô sở hữu, không phải là gương thì không hiện, nên ngoài vô sở hữu. Do một hình tượng này, nên đều vô sở hữu. Vì phàm là hình tượng thì tất phải do trong ngoài mới hiện được.
2. Ứng vào chất : Mặt nam hình bắc, nên chất bên trong vô sở hữu. Do mặt này mà hiện, nên chất bên ngoài vô sở hữu. Câu và bất câu tự có thể biết.
3. Ứng vào gương : Không gian của gương thì liền chắc, không có chỗ trống, chẳng chứa vật, nên hình không phải bên trong. Phàm muốn hiện hình, đều phải soi mới thấy, cho nên không phải ngoài. Câu và bất câu cứ theo đó mà hiểu. Như vậy, tuy vô sở hữu nhưng hiện hình tượng rõ ràng. Nghiệp như hình, tánh như gương, nên nói CŨNG NHƯ VẬY. Luận Khởi Tín nói “Hai là, nhân huân tập kính : Tất cả cảnh giới thế gian đều ở trong đó mà hiện. Không ra, không vào, không mất, không hoại, nhất tâm thường trụ. Vì tất cả pháp là tánh chân thật” chính là chỗ này vậy.
Kệ (3) : Thí dụ cho vô tri mà thành nhân. Nghĩa là, bản thức như ruộng. Nghiệp v.v… như hạt giống (chủng tử). Chủng tử nhiều loại, đồng một bản thức mà mỗi thứ đều không có tự thể để có thể biết nhau. Nhưng do công năng của thức mà không hoại, nên mới có thể làm nhân. Như chỗ thuần tịnh được mưa sanh cỏ. Những loại cỏ trong chỗ thuần tịnh đó, tìm các thứ tánh đều không thể được, mà có thể làm nhân. Đào sâu đất chỗ đó được mưa sanh cỏ. Mầm cỏ đồng một chỗ, tuy nhiều năm mà chẳng mất. Đây cũng vậy. Kinh nói “Nghiệp tuy trải qua trăm kiếp mà rốt cuộc không mất, gặp các duyên hợp thời, cần phải trả cái quả của nó”, nên nói TÁNH NGHIỆP CŨNG NHƯ VẬY. Lại đất và nước là sơ duyên, chủng tử làm thân nhân, đều toàn đoạt hữu vô, nên KHÔNG BIẾT NHAU.
Kệ (4) : Thí dụ cho nhân hiện quả : Tánh nghiệp như huyễn sư. Hiện quả như huyễn sắc. Dù tựa như có mà không phải có.
Kệ (5) : Thí dụ cho quả pháp vô niệm : Do nhân duyên cổ họng v.v… hòa hợp mà có tiếng, thật không ngã năng. Chỉ do danh ngôn huân tập sanh, tựa như ngôn thuyết. Như người gỗ phát ra tiếng mà không tự niệm hai niệm là ta phát ra tiếng và không phải ta phát ra tiếng. Lại, gỗ như thức tánh. Thợ mộc như nghiệp vọng tưởng v.v… Người gỗ như báo tướng của chúng sinh, nên không ngã không phi ngã.
Kệ (6) : Thí dụ cho thể của nhân không tạp lẫn : Chim khi còn trong trứng chưa có tướng âm thanh. Ra khỏi vỏ rồi, tùy loài mới có dị âm. Chủng tử khẩu nghiệp trong bản thức đồng với tánh vô ký. Không có ngần ấy tướng. Khi báo quả chính mùi, đến chỗ thọ sanh mới xuất hiện âm tiếng. Lại, công năng sanh quả không đồng, như chim ra khỏi trứng. Nghiệp thể tánh không, không phân biệt, như chim còn trong trứng. Thí dụ thì có trước sau. Ứng vào pháp thì đồng thời.
Kệ (7) : Thí dụ cho hiện quả không đến : Như cha mẹ là duyên, thức thọ sanh có chủng tử nghiệp, phiền não v.v… là nhân. Khi thức này cùng với xích bạch hòa hợp, gọi là nhân duyên hội. Đó là thọ sanh. Không có riêng chỗ đến. Tuy không có đến đi mà báo dần lớn, chẳng ngại các căn đều khác. Nghiệp cũng vậy. Suy nghĩ, thân động v.v… tạo nghiệp. Không có riêng chỗ đến. Sau, đến lúc chín mùi thì cảm báo sai biệt.
Kệ (8) : Thí dụ cho khổ báo không gốc : Vì nghiệp ác huân tự tâm, nên khiến tâm biến tác mọi thứ vật khổ, lại tự não hại. Những vật khổ đó tuy ở ngoài không chỗ đến, mà sự não hại chẳng hoại. Nghiệp cũng như vậy. Tuy không tự tánh mà cảm báo không diệt, nên nói TÁNH NGHIỆP CŨNG NHƯ VẬY.
Kệ (9) : Thí dụ cho thắng báo không gốc : Thiện nghiệp huân tự tâm, tâm huyễn hiện quả cũng không có căn gốc. Tiểu thừa nói : Sau khi Luân vương diệt, thất bảo chứa trong núi Thiết vi. Sau Thánh vương xuất hiện, thất bảo lại hiện trước Thánh vương. Đây không như vậy. Chỉ do nghiệp huân tự tâm, biến hiện. Thất bảo không có thể riêng để đến đi. Nghiệp tánh cũng như vậy. Luận nói “Thiện ác huân tự tâm, vì sao dị tâm thuyết?”.
Kệ (10) : Thí dụ cho hữu vô đồng tánh : Nghiệp hữu lậu chưa được quả. Nếu trước lúc trị đạo, công năng nhiếp trì của bản thức chẳng diệt, gọi là THÀNH. Đến khi được quả, nếu được lúc trị đạo thì công năng của nghiệp hết, gọi là BẠI. Tìm lúc thành không từđâu đến. Tìm khi bại cũng không chỗ thú hướng. Đây đều là chẳng hoại thế gian mà thuyết nghĩa đệ nhất.
4. Phật thuyết pháp thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Đức Thủ …”.
Trong phần NẠN VẤN có hai : Trước nêu pháp hỏi chính, sau là chống lời cứu, hỏi lại.
Nêu pháp hỏi chính : Trước, nêu nghĩa. Sau, đặt câu hỏi : Có mười loại tương nghịch. MỘT PHÁP, là nhất vị chân như. Ý hỏi rằng : Sở giác thì một mà lập giáo lại nhiều loại. Nghĩa, nếu không phải một, có thể theo ngôn giáo, đều thật, liền trái với nhất vị, thì mất sở chứng. Nghĩa, nếu là một, không theo ngôn giáo thì các thứ giáo nên là hư vọng. Đây là vấn nạn giáo nghĩa trái nhau. Kia cứu rằng : Ta, trong cái lý nhất vị sở chứng đó có đủ các đức, các giáo mỗi giáo hiển một đức, nên không trái nhau. Để chống lời cứu này mới hỏi lại : Trong pháp tánh, phân biệt truy tìm nhiều loại như thế thật không thể được. Không thể được nên giáo liền trái nghĩa.
Hoặc giải thích lời nạn này theo thể, tướng và dụng tương nghịch : Giác một pháp là thể. Ứng cơ hiện nhiều là dụng. Nếu lấy thể theo dụng thì trái với một pháp. Nếu dụng mà đồng thể thì mọi thứ đều hư vọng. Nếu nói trong một pháp có nhiều loại nên không trái nhau thì trong pháp tánh truy tìm các thứ không thể được, nên không thành lời cứu.
Trong 10 câu : Câu đầu là tổng. 9 câu sau là biệt.
Câu (2) : Giáo âm trùm khắp.
Câu (3) : Giáo lực nhiếp sanh.
Câu (4) : Âm thanh sai biệt.
Câu (5) : Thân nghiệp .
Câu (6) : Ý nghiệp.
Câu (7) : Thân dụng.
Câu (8) : Y báo.
Câu (9) : Nghiêm độ.
Câu (10) : Phần hạn.
Nếu nói đầy đủ, thì mỗi câu, trước đều nên nói “ Như Lai chỉ giác một pháp vì sao lại …”.
Trong phần TRẢ LỜI, Đức Thủ đáp là hiển công đức thâm sâu của pháp lý. Trong đó có hai ;
Kệ (1) : Tán thán câu vấn nạn và lược đáp. Ý rằng : Nhất vị pháp giới là muốn chỉ cho nghĩa vô phân biệt, không phải là cái một thuộc số một, nên theo duyên thành nhiều mà không khác nhất vị. Nhất vị trạm nhiên mà không ngại mọi thứ. Hai thứ này không hai. Cho nên, các giáo đều thật mà lý nhất vị vẫn còn. Vô ngại như thế, nên gọi là NGHĨA VI DIỆU THẬM THÂM.
Cũng giải thích : Cái một không khác nhiều này, là sở giác của Như Lai. Cái nhiều không khác một này, là sở thuyết của Như Lai. Cho nên, một là thậm thâm. Vì không khác nhiều nên nhiều cũng vậy. Ngược với trên, có thể tự hiểu. Cho nên, nói NGHĨA THẬM THÂM.
Người cầu công đức, do biết một khởi nhiều thì có thể nhiếp sanh, nên cầu cái một này được. Lại biết nhiều qui một thì có thể chứng lý, nên cầu cái nhiều này được. Vì thế gọi là NGƯỜI TRÍ.
Nửa kệ sau, Đức Thủ tự hiển : Ứng với pháp là tên.
9 ví dụ kế đều hiển : Chẳng thay đổi cái một vô phân biệt mà thành sự sai biệt.
Kệ (2) : Dụ ví pháp có thể chuyển tải vạn căn cơ.
Kệ (3) : Dụ ví duyên diệt các hoặc.
Kệ (4) : Dụ ví nhập khí mà bất biến. Như nghĩa pháp giới thắng lưu v.v…
Kệ (5) : Dụ ví đánh động các căn khai mở cái giác : Huân thành chủng tử động khiến chán cầu.
Kệ (6) : Dụ ví ứng với căn dục, tùy đó nhuận thấm : Rồng như Phật thân, sấm như Phạm âm, mưa như chánh giáo, không phân biệt nên không khác một.
Kệ (7) : Dụ ví duyên sanh các đức : Y nơi tịnh pháp giới mà thành các hạnh tu sanh v.v...
Kệ (8) : Dụ ví vô cấu soi chiếu các căn.
Kệ (9) : Dụ ví ứng cơ không có đến đi.
Kệ (10) : Dụ ví tùy duyên bất biến.
Các môn trên đây đều không khác một. Vô phân biệt mà hiện nhiều việc lợi ích. Như Phạm âm ứng hiện khắp Đại thiên là dụ cho thuyết vô lượng. Thân không khác dụ cho nhất vị thường còn. Các môn còn lại cứ y theo đó mà hiểu.
5. Phúc điền thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Mục Thủ …”.
Phần VẤN NẠN có hai : Trước là hỏi chính. Sau là chống lời cứu. Ý hỏi rằng : Trên đã nói Phật đức không khác, thì quả thiết lập cũng nên không khác. Vì sao nay lại thấy các báo sai biệt? Đây là hỏi việc duyên và quả tương nghịch. Sợ cứu rằng : Phật phúc điền tuy một, nếu người đối với Phật dâng thượng diệu cúng dường, Phật đối với người này sanh niệm thân ái, nên được thắng báo. Tệ ác ngược với đó là chống lại lời cứu. Nên sau nói Như Lai bình đẳng không có oán thân. Đây là pháp tam niệm xứ.
Trong phần hỏi chính, đầu tiên nêu nghĩa chính, sau hiển sự tương nghịch. Câu đầu là tổng. Mười câu sau là biệt, giải thích hai chữ KHÔNG ĐỒNG trong phần tổng :
1. Sắc tướng có xấu đẹp.
2. Trong loài người thì có 4 tánh và 5 loại tánh v.v...
3. Như bốn câu : Có quí mà không phúc. Có phúc mà không quí, v.v… là nhà.
4. Các căn nhãn, tỷ v.v… hoặc đủ, hoặc khuyết, hoặc xấu, hoặc tốt v.v… cùng các căn cơ lợi, độn v.v…
5. Sanh ra tiền tài, vàng bạc v.v...
6. Bố thí có được tài vật kỳ đặc. Như ThọĐề Ca Bạch Điệp đóng đinh vào đất 7 tấc không xuyên qua v.v…
7. Quyến thuộc thiện ác v.v…
8. Mỗi người theo chỗ hèn mọn của mình mà hành thí thì nên đồng được tự tại. Nay lại có khi hoặc ở nơi một người được tự tại, các chỗ còn lại chẳng được v.v… Mỗi thứ đều có phần hạn. Cao thấp không đồng.
9. Phúc đức nhiều hay ít.
10. Trí tuệ cạn hay sâu.
Chống lại lời cứu thì có thể tự hiểu.
Phần TRẢ LỜI, nói MỤC THỦ, là thấy pháp này minh bạch. Ý câu trả lời là, phàm cúng Phật mà có sai khác là do hai nhân duyên :
1. Do người thí dụng tâm không bình đẳng, nên khiến cho báo nhận được có ngàn sai biệt. Như kinh Ôn Thất nói. Đều do dụng tâm không bình đẳng.
2. Do đại bi của Phật không thể nghĩ bàn. Do rốt ráo đều khiến được giải thoát. Kinh Đại Bi q.2 nói “Xuống đến súc sanh mà năng niệm Phật, đều được niết bàn tối thượng, đoạn hết phiền não, huống là người v.v…”. Như trong phẩm bảo Vương Như Lai Tánh Khởi nói thấy, nghe v.v… đều lợi ích. Cho nên, kệ nói VÌ CHÚNG SINH, CÓ KHÁC là ở nghĩa thứ nhất. HAY THIÊU TẤT CẢ CÕI là nghĩa thứ hai. hai nghĩa này không hai, đồng một quả báo nên không trái nhau.
Mười ví dụ hiển thị :
Kệ (1) : Dụ ví duyên năng hiện quả.
Kệ (2) : Dụ ví ứng cơ tùy giải.
Kệ (3) : Dụ ví thiện xảo tùy thuận.
Kệ (4) : Dụ ví ứng cảm khiến hoan hỉ.
Kệ (5) : Dụ ví vật cảm hiện hình.
Kệ (6) : Dụ ví thiện trừ hoặc chướng.
Kệ (7) : Dụ ví dứt diệt trí chướng.
Kệ (8) : Dụ ví bi tình trùm khắp.
Kệ (9) : Dụ ví động khiến sanh chán. Nghĩa là, chẳng khiến kiên cốưa thích .
Kệ (10) : Dụ ví thiêu đốt tận diệt. Nghĩa là, khiến được niết bàn.
6. Chánh giáo thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Tiến Thủ …”
Phần VẤN NẠN phân làm ba :
1. Nêu giáo lực : Đoạn “Này Phật tử! … phiền não?”
2. Nêu hạnh lực : Đoạn “Hoặc thấy sắc …. các phiền não?”. Trong đó có 10 pháp, phân làm ba:
. Nói chung về ngũấm.
. Biết nhiễm tịnh sai biệt trong tam giới.
. Biết si ái là báo duyên.
3. Dùng hạnh hỏi giáo, hiển giáo vô lực : Đoạn “Nếu biết sắc, thọ … tăng giảm?”.
Ý muốn hỏi : Nhân nơi giáo pháp mà đoạn hoặc, hay nhân nơi siêng quán các pháp mà đoạn hoặc? Nếu nhân nơi giáo mà đoạn thì không cần tinh tấn. Nếu nhân nơi siêng hành mà đoạn, thì giáo không có tăng giảm. Nghĩa là, giáo pháp này đối với đức, không làm tăng, đối với hoặc không làm giảm. Tức được giáo cũng không tăng, mất giáo cũng không tổn. Thành vô dụng. Đây là nạn vấn giáo lực tương nghịch.
Ý đáp rằng : Vì giáo là duyên của tinh tấn. Siêng quán trợ cho giáo, mới có thể đoạn hoặc. Cho nên CHÓNG XUẤT YẾU. Giáo có thắng lực. Giải đãi là trái với giáo thì không có giáo lực, nên KHÓ GIẢI THOÁT.
Người hỏi dùng hạnh lực đoạt giáo lực. Người đáp nói hạnh lực là do giáo lực. Vì tương ưng với giáo thì lìa giải đãi. Người đáp là Tấn Thủ.
Phần TRẢ LỜI phân ba :
Kệ (1) : Khuyên lắng nghe. Tổng thuyết khai mở hai môn .
Kệ (2) : Nói tinh tấn thuận với giáo. Giải thích môn chóng xuất yếu.
Kệ (3) đến (10) : Nói giải đãi trái với giáo. Giải thích môn khó giải thoát.
Kệ (3) :Dụ ví nghe nhiều thành giải đãi. Người này trước đã nghe ít mà còn không thể lãnh ngộ, như lửa nhỏ. Nay lại còn tìm cầu nghe rộng đọc nhiều, như củi ẩm. Vì mới cũ đều lỗi, đều không thành lợi ích, nên thành giải đãi. Lại, người này muốn trong một thời gian ngắn mà học nhanh nhiều pháp. Học đã không thành, bèn thành giải đãi.
Kệ (4) : Dụ ví không lực thành giải đãi. Người này bạc phúc, ít tâm lực, lại thường bỏ bê sự tu tập, không có chỗ thành, nên thành giải đãi. Lại, người này tuy có nhiều thời gian nhưng hay gián đoạn, nên nghiệp không thành, gọi là giải đãi.
Kệ (5) : Dụ ví tu nghiêng một phía thành giải đãi. Người này quay lưng với thiện tri thức, chỉ chú trọng đến kinh kệ tập cầu văn tuệ. Không có sở đắc, nên thành giải đãi. Người này, việc tu hành dù không gián đoạn, nhưng do thiếu duyên nên nghiệp cũng không thành.
Kệ (6) : Dụ ví tu không đúng thành giải đãi. Người này do nghe nói trì chép kinh điển thì chứng giải thoát.Vì không biết đó là Biệt thời ý, thấy lâu mà không đắc chứng, liền sanh giải đãi. Lại người này dù có ngoại duyên, nhưng vì học hiểu đã sai, vọng cầu chấp giữ sai lệch, nên rơi vào điên đảo.
Kệ (7) : Dụ ví quá cầu thành giải đãi. Người này không tự biết, không có văn tuệ, mong đạt được tất cả Phật pháp. Không thể đạt liền sanh giải đãi. Người này tuy ngoài có duyên tốt, mà trong thì nhân lại không đủ. Nghĩa là, tay thì không có tín tâm, chân thì không có trì giới, chẳng kéo cây cung định, chẳng nắm mũi tên trí, làm sao có thể bắn vào đại địa phiền não?
Kệ (8) : Dụ ví ít lực thành giải đãi. Người này dùng sát-na ý thức mà mong tận đến biển Phật pháp thâm sâu. Không thể nhập được, liền sanh giải đãi. Lại, như người nghe nói “Nhất niệm xưng Phật diệt được nhiều trọng tội”, liền chỉ xưng một câu rồi ngừng, nói “Tội ta đã diệt ” v.v…
Kệ (9) : Dụ ví tiểu trị thành giải đãi. Người này nghe nói Phật giáo có thể diệt được lửa phiền não. Liền dùng cái nghe ít ỏi đó, hy vọng diệt được phiền não. Lâu mà không thấy hết, thì cho Phật giáo vô dụng, rồi bỏ tất cả. Nên thành giải đãi.
Kệ (10) : Dụ ví không cầu ý xuất yếu ( Tức chấp ngã mạn cao). Người này nghe nói chúng sinh là chân như. Vì không hiểu điều đó còn do mê hay ngộ, nên nói “Ta đã là chân như, tức đã chứng được pháp giới, sao lại còn tu?” rồi sanh giải đãi.
7. Chánh hạnh thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Pháp Thủ …”.
Phần VẤN NẠN phân ba :
1. Dẫn Phật ngữ, nêu nghĩa chính muốn hỏi.
2. Đặt câu hỏi hiển sự tương nghịch : Câu “Vì sao … chẳng lìa tâm?”. Trong đó, câu đầu là tổng, 10 loại cấu pháp là biệt. Thường hiện hành trên tâm, nên nói KHÔNG LÌA.
3. Kết lại câu hỏi : Câu “Tâm vô sở hành …” là kết lại phần nạn vấn. Nạn lại : Tuy nghe chánh pháp mà không có tâm y hạnh, nhưng muốn đoạn hoặc, Nên biết, Phật thuyết “Nghe pháp đoạn hoặc” nghĩa ấy ở đâu? Giải thích : Đây là do chống lời cứu mà hỏi lại. Nghĩa là, hoặc là lời cứu, hoặc là y theo giáo mà hành, liền có thể đoạn hoặc. Cho nên cái nghĩa nghe pháp đoạn hoặc lại ở đó. Nay hỏi lại rằng “Nếu y theo giáo mà hành thì tâm này có sở hành, sao có thể đoạn hoặc? Bởi y theo đạo lý, phải là tâm không sở hành mới có thể đoạn kiết sử. Cho nên nghe pháp rốt cuộc chẳng thể đoạn.
Ý đáp rằng : Tâm này vô sở hành, gọi là như thuyết hành, nên có thể đoạn kiết sử. Nếu chỉ có nghe thì thật là không có nghĩa đoạn. Có thể có người nghe mà không hành. Không có việc hành mà không nghe. Nên nói “Tất cả Phật pháp, lấy việc nghe pháp làm nền tảng”. Đây so với chánh giáo thậm thâm trước khác gì ?
Trước, lấy hạnh vấn giáo là hỏi. Lực giáo nhiếp hạnh là đáp. Nghĩa là, nếu không có giáo thì hạnh không thành. Đây, lấy giáo vấn hạnh là hỏi. Hạnh hay hành giáo là đáp. Nghĩa là, nếu không hành, tức nghe nhiều mà không dụng, là chấp giáo thành hạnh. Là chỗ ngài Pháp Thủ đáp.
Phần TRẢ LỜI có 10 bài kệ.
Kệ (1) : Khuyên lắng nghe. Đáp chung. KHÔNG PHẢI CHỈĐA VĂN, là nói đa văn không phải là lỗi hoạn, (Phần tiếp là giải thích chữ đãn, nên không dịch) chỉ do thiếu hành mà thành lỗi.
9 bài kế nêu thí dụ để thấy lỗi đó.
Kệ (2) : Dụ ví không như thuyết hành.
Kệ (3) : Dụ ví theo thuyết bỏ tư duy.
Kệ (4) : Dụ ví chấp văn lầm hạnh.
Kệ (5) : Dụ ví tự mình không có phần. Cũng là mê văn bỏ hạnh.
Kệ (6) : Dụ ví chướng ngại của ác nghiệp.
Kệ (7) : Dụ ví chẳng hiểu được tự thuyết.
Kệ (8) : Dụ ví chẳng thấy tự nghĩa. Trước là ứng vào giáo. Đây, ứng vào nghĩa.
Kệ (9) : Dụ ví biến chánh thành phụ. Như Tỳ kheo Ngưu Vương Mục tụng tám vạn pháp tụ, độ trăm ức chúng được đạo, nhưng tự thân chẳng thoát đượcđđịa ngục …
Kệ (10) : Dụ ví ẩn phi hiển thị. Như Điều Đạt khéo thuyết pháp, trong lại hủ mục, nhưng lại ỷ vào đó, không có phần, tự cao, trở thành kẻ bị hại v.v…
Hỏi : Vì sao đây chê bai đa văn, mà trong phẩm Thập Trụ lại tán thán đã văn?
Đáp : Vì trong Tín phần, hạnh còn kém, sợ trệ nơi văn tự. Lại cái nghe này … Thập Trụ trở đi , hạnh đã thắng, không trệ trước vào văn tự, có thể lợi sanh rộng rãi.
8. Trợ đạo thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Trí Thủ …”.
Phần VẤN NẠN phân ba :
1. Nêu nghĩa chính.
2. Đặt câu hỏi hiển sự tương nghịch : Câu “Vì sao … tư,ø bi, hỉ, xả?”. Trong đó gồm có lục độ và tứ vô lượng tâm, thành mười. Đây, là ứng vào hạnh mà biện. Nếu ứng vào vị mà luận, thì thêm bốn thứ Phương tiện v.v. là mười. Trong đó, BÁT-NHÃ tương ưng với cái tuệ thế gian, không như vậy thì không phải vấn nạn.
3. Kết lại câu hỏi : Câu “Tất cả pháp …” là kết lại phần nạn vấn, nạn lại.
Ý nạn rằng : Trí tuệ là chủ của các hạnh. Sao không chỉ tán thán nó mà còn tán thán các hạnh khác? Các hạnh khác nếu không có trí tuệ đều không được bồ-đề, sao cần tán thán chúng? Đây là dùng cái phụ nạn vấn cái chánh.
Ý đáp rằng : Dùng chánh phụ tương trợ mà đáp. Vì hội các phụ đồng với chánh. Ngài Trí Thủ đáp.
Phần TRẢ LỜI 10 kệ phân làm ba :
Kệ (1) : Tán thán câu hỏi. Khuyên lắng nghe.
Kệ (2) (3) : Mở ra hai chương môn.
Kệ (2) : Nói về quả. Không phải chỉ một hạnh mà có thể thành tựu pháp chánh. Cần đợi các pháp phụ trợ giúp.
Kệ (3) : Nói về dục lạc sai biệt của chúng sanh. Tùy căn cơ mà tán thán có khác nhau.
Kệ (4) đến (10) : Giải thích hai chương môn.
Kệ (4) (5) (6) : Giải thích : Tùy theo cơ sai biệt mà tán thán. Lại, theo Niết Bàn, đối với người san tham v.v… trước không được tán thán thí v.v… là y cứ trên căn cơ chưa thuần thục. Vì tương hoạch. Văn đây ứng vào căn cơ đã thuần thục. Các thứ khác cũng vậy.
Kệ (7) (8) (9) (10) : Ứng vào pháp dụ. Giải thích sơ tướng cần chương môn. THÍ là để nhiếp người. GIỚI là để nhiếp mình. Hai thứ này thông, là nền tảng của các hạnh. Đã tu thiện căn, NHẪN để PHÒNG, không lỗi. Chưa sanh điều thiện, TINH TẤN nên khiến sanh. Lại, nhẫn để HỘ cho những phiền não bên ngoài. Tinh tấn để PHÒNG kiêu mạn bên trong. Nên nói PHÒNG HỘ. THIỀN ĐỊNH thì phục trừ. TRÍ TUỆ thì cứu đoạn. Nên nói AN ỔN. Thiền, nhiếp ngoại tán. Tuệ, chứng chân lý. Nên nói AN ỔN. BỐN THỨ từ, bi, hỉ, xả lợi ích chúng sanh, xứng với lạc tự ý, nên nói AN LẠC.
9. Nhất thừa thậm thâm : Đoạn “… Văn-thù hỏi Bồ-tát Hiền Thủ …”.
Phần VẤN NẠN phân ba :
1. Nêu nghĩa chính.
2. Đặt câu hỏi hiển sự tương nghịch : Câu “Vì sao … không đồng”.
3. Kết lại câu hỏi : Câu “Tất cả Phật pháp …” là kết lại phần nạn vấn. Nạn lại.
Ý nạn rằng : Tất cả các pháp đồng tu Nhất thừa. Nhân hạnh đã đồng thì đắc quả nên một. Vì sao nay thấy THẾ GIỚI chư Phật, CHÚNG SINH ... PHÁP TRUï, 10 loại như thế thảy đều không đồng. Tất cả Phật pháp có, không v.v… sai biệt như thế. Nếu nói chỉ dùng Nhất thừa, vậy nghĩa ấy nằm ở đâu? Đây là dùng nhân nạn quả. Nhân đồng quả cũng phải đồng. Cũng là dùng quả để nạn lại nhân. Nghĩa là, quả đã khác thì nhân cũng phải khác.
Ý đáp rằng : Lý thật thì, nhân đồng với quả không có sai biệt. Chỉ tùy sự cảm ứng của chúng sinh mà thấy sai biệt. Không phải chư Phật tự có cao thấp. Vì liễu đạt Nhất thừa thuận tướng. Hiền Thủ đáp.
Phần TRẢ LỜI có 10 kệ, phân làm hai :
Kệ (1) (2) : Ngay nơi thật, nói nhân quả đều một. Trên nói, chỉ có Nhất thừa mới ra khỏi sanh tử. Trong đó, nhân trước một, quả sau cũng một. Trong nhân, nửa bài kệ đầu nói về pháp tánh sở y là một. Nửa bài kệ sau nói hạnh tu năng y là một. Trong quả, nửa bài đầu nói về pháp thân sở chứng là một. Nửa bài sau nói tu sanh thắng đức là một. Trong đó, tâm thì, đại định đồng; kế, là đại trí đồng. Hai thứ này là trong đồng. Lực vô úy là hóa dụng bên ngoài đồng. Luận chung có ba : Trước, là thể đồng. Kế, là đức đồng. Sau, là dụng đồng.
Kệ (3) đến (8) : Do thể theo duyên mà hiện có mọi thứ. Trên nói thế giới v.v… không đồng là tùy theo căn cơ mà thấy có sai biệt, không phải Phật có sai biệt. Triển chuyển giải thích các nghi :
Kệ (3) : Phật tùy căn cơ hiện sai biệt.
Kệ (4) : Nghi : Vì sao lại hiện sai biệt? Giải thích : Vì nghiệp chúng sanh khác nhau nên cái thấy khác nhau.
Kệ (5) : Nghi : Vì sao biết chúng sanh đều y nơi tự nghiệp mà thấy khác? Giải thích : Vì chúng sanh không thấy được pháp thân của chư Phật. Để rõ, chỉ là thấy sở hiện của tự tâm, không phải là Phật thể có ngần ấy sai biệt. Đây là nói về báo thân Phật. Hàng Nhị thừa địa tiền đều không thể thấy.
Kệ (6) : Nghi : Chân Phật bình đẳng, chúng sinh không thấy thì ai có thể thấy? Giải thích : BẢN HẠNH RỘNG THANH TỊNH … Đây là nói về hàng Bồ-tát Thập địa (địa thượng), thấy báo thân Phật độ.
Kệ (7) : Nghi : Chúng sinh chưa nhập Thập địa (địa tiền) thì không thấy được, vậy do đâu nhập được chân? Giải thích : Dùng Phật lực tự tại khiến thấy từng phần, sau mới khiến nhập.
Kệ (8) : Nghị : Phật lực đã tự tại, sao không khíến chúng sanh thấy như nhau? Giải thích : Phật không có tắng ái, chỉ do chúng sinh y nơi tự tâm mà thấy sai biệt.
Kệ (9) : Nghi : Ta nay hiện thấy Phật tự sai biệt, há khai ngã tâm? Cho nên sai biệt là lỗi nơi Phật. Giải thích : Nếu không phải chỉ từ tâm ông thì có thể như sở cầu. Vì thật là do tâm ông biến hiện, nên không phải lỗi ở Phật.
Kệ(10) : Nghi : Nếu Phật tự không có sai biệt mà hiện, vì sao có người thường thấy, có người không? Giải thích : Tịnh tâm khí thì tự tâm cảm thấy. Vì Phật là tâm pháp như thị.
10. Phật cảnh giới thậm thâm : Đoạn “Lúc ấy các Bồ-tát nói với Văn-thù …”. Từ trên đến đây, Văn-thù hỏi, nhiều người đáp. Còn đây, nhiều người hỏi, Văn-thù đáp. Thượng thủ và đại chúng làm sáng tỏ cho nhau. Trên luận về pháp ngoài thì chư Bồ-tát ngoài thuyết. Nay biện về Phật cảnh giới thì đồng thỉnh Văn-thù, là người đã thành Phật lâu xa, để hiển trí thâm. Lại, Văn-thù hỏi, đều là dùng lý phản vấn nghịch nhau để kết nạn. Đây, chỉ có thưa thỉnh, không dám nạn vấn là để hiển bậc tôn quí, trưởng lão và thượng thủ.
Phật cảnh giới, thông hai loại :
1/ Cảnh sở chứng : Là chân tục v.v…
2/ Cảnh phần hạn :
. Nếu là Tiểu thừa : 34 tâm trở đi là Phật cảnh giới.
. Nếu là Tam thừa : Mãn tâm Thập địa là Phật cảnh giới.
. Nếu là nhất thừa : Mãn tâm Thập tín là Phật cảnh giới.
Đây là còn biện trong Thập tín. Lại, Tam thừa v.v… không cùng nhân vị. Nhất thừa thì nhân quả đồng, cũng là cảnh giới Phổ Hiền. Các nghĩa còn lại như phẩm Tánh Khởi nói.
Trong phần trường hàng có hai : Trước hỏi sau đáp.
Phần VẤN NẠN phân bốn :
1/ Tổng nói.
2/ Kết lại những gì đã nói.
3/ Tán thán Văn-thù.
4/ Trình bày thỉnh cầu chính, có 11 câu :
2 câu đầu hỏi về tự lợi, là đức thể.
5 câu kế hỏi về lợi tha, là đức dụng.
3 câu kế hỏi về chúng sinh được ích lợi.
1 câu cuối kết lại sự quảng đại của nó.
Hoặc :
Câu (1) : Nói chung về quả thể.
Câu (2) : Từ nhân thành quả. Hỏi về thể, là chứng cảnh giới nhân.
Câu (3) : Nhập xứ : Nhân viên quả mãn, nương nơi hóa thân phổ nhập thế gian.
Câu (4) : SỞĐỘ, là nhập thế gian, biện về chúng sinh sở nhập.
Câu (5) : Nói về TRI, là pháp trí độ sinh, là trí biết về pháp môn pháp giới.
Câu (6) : Chỗ lập bày pháp dược.
Câu (7) : Ứng cơ sai biệt mà nói.
Câu (8) : Nói về căn cơ nhập pháp, là không có nhiễm thức sở thức.
Câu (9) : Đã không có cảnh giới nhiễm thức. Vì sao có thể TRI được?
Câu (10) : Đã được TRI chiếu rồi, trừ pháp gì?
Giải thích ba câu này, khiến cho kẻ được giáo hóa thứ lớp được tam tuệ lợi ích.
Câu (11) : Tổng kết Phật cảnh rộng khắp chỗ nào?
Phần TRẢ LỜI có 10 kệ, phân làm hai :
Kệ (8) : Trả lời hai câu (8) và (9). Các bài kệcòn lại theo thứ lớp trả lời các câu còn lại.
Kệ (1) : Nói về cảnh giới.
. Nửa bài đầu nói về pháp sở nhập. Thông cả hai nghĩa :
a. TỀ , là đồng. Nghĩa là, đồng hư không. Tức, chân như là cảnh sở duyên.
b. TỀ , là phần tề (phần hạn). Nghĩa là, phần hạn chân không của pháp tánh trở đi là Phật cảnh.
Câu trên, nói về cái thâm sâu. Câu dưới, nói về sự rộng lớn.
. Nửa bài sau nói chúng sinh chứng nhập. Nói VÔ SỞ NHẬP, là do chúng sinh chính là pháp thân nên không lý lại nhập. Như thường tại hư không, há lại nói nhập hư không?
Kệ (2) : Trả lời câu hỏi nhân.
a. Tha phần nhân : Chỉ có Phật mới có thể phân biệt.
b. Tự phần nhân : Nói không hết. Vì nhiều kiếp tu hành.
Vì nhiều nên nói không hết. Đồng với Phật nên chỉ có Phật phân biệt. Chỉ có Phật phân biệt, hiển sự thâm sâu. Nói không hết, hiển cái rộng lớn. TỰ DƯ, là trừ Phật ngoài ra các người khác nói không thể tận.
Kệ (3) : Nói về nhập. Nửa bài đầu nói về tùy duyên. Nửa bài sau nói về bất biến. Tịch mà thường dụng, nên phổ nhập. Dụng mà thường tịch, nên tịch nhiên. Hòa mà không đồng nên nói KHÔNG ĐỒNG THẾ SỞ KIẾN. Chính do năng nhập nên không đồng.
Kệ (4) : ĐỘ là vào thế gian làm các việc gì, là độ chúng sinh. Nửa bài trên , là độ sanh. Nửa bài sau, là độ số.
Kệ (5) : Tri pháp độ sanh, là TRÍ. Nửa bài đầu, nói về năng tri. Nửa bài sau, nói về sở tri.
Kệ (6) : Trả lời câu pháp dược : Câu (1) nói về pháp thể. Câu (2) nói về pháp dụng. Câu (3) (4) nói dụng không khác thể. Chỉ Phật mới tri (biết).
PHÂN BIỆT ĐẦY ĐỦ, có hai :
a. Vì không khác pháp giới, chỉ tùy nhiều căn cơ mà nói nhiều, nên lìa cái tri. Nếu phân biệt đầy đủ, chỉ có Phật mới tri.
b. Thuyết nhiều mà không khác. Không khác mà nhiều thuyết. Các thứ này không hoại, nhị môn không chướng ngại, tức là một. Đây là lìa cái phân biệt không đầy đủ. Nếu muốn phân biệt đầy đủ, chỉ có Phật mới năng tri.
Kệ (7) : Trả lời câu tri âm thuyết pháp trí. Nửa bài đầu là sở tri. Nửa bài sau là năng tri. Tuy liễu tri ngôn âm của chúng sinh lấy đó thuyết pháp nhưng lại thường vô tác, nên KHÔNG PHÂN BIỆT.
Kệ (8) :
- Trả lời câu hỏi về thức. Có hai câu : Câu (1) : Không thể bàn, nên ngôn ngữ đạo đoạn. Không có các sở thức như nhĩ thức v.v… Không thể nghĩ, nên tâm hành xứ diệt. Không có tâm nghĩ lường. Không có nhiễm thức nên không có nhiễm tâm. Kinh Lăng-già nói “Thủ tướng gọi là thức. Không thủ tướng gọi là trí”. Vì thế, trong tứ y, chẳng khiến y thức.
- Trả lời câu hỏi về quyết định tri. Có hai câu. Câu (3) là nêu pháp. Đó là tự tánh thanh tịnh Như Lai tạng pháp. Câu (4) dạy khiến được quyết định tri.
Kệ (9) : Trả lời phần chiếu. Nửa bài đầu, là chiếu trừ phiền não chướng, chứng tịch diệt niết bàn. Nửa bài sau chiếu trừ sở chi chướng, được bồ-đề bình đẳng hành thế gian.
VÔ MINH, là không có năng chiếu. VÔ SỞ HÀNH, là không có sở chiếu. BÌNH ĐẲNG HÀNH THẾ GIAN, là tuyệt hết năng sở mà chiếu, nên nói bình đẳng hành. HÀNH, như từ CHIẾU.
Kệ (10) : Trả lời về cái rộng. Nửa bài đầu, là sở tri rộng. Nửa bài sau, là năng tri rộng.
II. KẾT THÔNG CÁi THẤY TRÙM KHẮP : Đoạn “Lúc ấy, chúng sinh ở thế giới Sa-bà này … cũng lại như vậy”. Đây là tất cả chỗ mà Văn-thù cùng với chư Bồ-tát Giác Thủ v.v… thuyết pháp. Phẩm trước, thì quang chiếu khiến thấy chúng hội. Phẩm này, nhờ Phật lực mà đại chúng thấy được các sự và pháp đã thuyết, là nhân và quả vậy.
Phần trường hàng có ba :
1. Nói về thế giới này : “Lúc ấy … tất cả đều thấy”, phân làm ba :
1. Phật gia bị chúng sinh : “Lúc ấy … tất cả chúng sinh”.
2. Nói về 10 loại sở kiến : “Như sở hành pháp, … , quả báo” :
. 5 loại đầu là nhân : 1/Hành sở chấp pháp. 2/Y pháp thành hạnh. 3/Hạnh phi xuất thế. 4/Y thân khởi hạnh. 5/Tùy căn dục sở thích mà làm hạnh nghiệp.
. 5 loại sau là quả : 1/Tổng. 2/Y. 3/Trong chánh báo có trì và hủy. 4/Trong chánh báo có thuyết pháp. 5/Tổng kết.
Hoặc giải thích :
1. Phần thuyết “Lục độ hạnh pháp” của Bồ-tát Trí Thủ.
2. Phần thuyết “Nghiệp tánh” của Bồ-tát Bảo Thủ.
3. Phần thuyết “Giải đãi thì khó giải thoát” của Bồ-tát Tấn Thủ.
4. Phần thuyết “Tùy thân, tùy hạnh mà giáo hóa” của Bồ-tát Tài Thủ.
5. Phần thuyết “Phật pháp thì nhất vị, tùy căn khí của chúng sinh mà phân thành nhiều” của Bồ-tát Đức Thủ. Cũng là cái “Nhân là một, tùy duyên mà thành nhiều …” của ngài Mục Thủ.
6. 7. 8. là phần thuyết “Tâm tánh tùy duyên quả báo không đồng …” của Bồ-tát Giác Thủ.
9. 10. là “Nhất thừa Văn-thù Phật cảnh khả tri” của Bồ-tát Hiền Thủ.
3. Kết luận : Câu “Các việc như thế trong thế giới, tất cả đều thấy”.
2. Hiển bày Đông phương : “ … tất cả đều thấy”
3. Phân biệt 9 phương : “Phương nam, tây … cũng lại như vậy” : Đã nói trong phẩm Như Lai Quang Minh Giác trước.
Các tin khác
-
» DANH HIỆU NHƯ LAI - Phẩm 3 (31/03)
-
» TỨ ĐẾ - Phẩm 4 (31/03)
-
» NHƯ LAI QUANG MINH GIÁC - Phẩm 5 (31/03)
-
» TỊNH HẠNH - Phẩm 7 (31/03)
-
» BỒ TÁT HIỀN THỦ - Phẩm 8 (31/03)