Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q4
BỒ TÁT HIỀN THỦ - Phẩm 8
13/07/2017HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ
( xem tại đây )
Giải thích phẩm này có 4 môn:
I. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM
Bản tiếng Phạn gọi là Bạt-đà-la, đây nói là HIỀN. Còn Thất Lợi, đây nói là CÁT TƯỜNG, cũng nói là Đức, là Thủ, là Thắng. Cho nên Thủ đây không phải là thủ của sơ thủ, cũng không phải là thủ của thượng thủ. Các thứ này, Phạn ngữ đều có tên riêng. Đây chủ yếu muốn hiển bày cát tường thắng đức siêu tuyệt nên nói THỦ. Đương thể chí thuận điều nhu, gọi là HIỀN. HIỀN, là ứng với thể tánh. THỦ, là ứng với đức dụng. Thuộc Trì nghiệp thích.
Đối với Tín mãn nhập vị Phổ Hiền này, đều có hai nghĩa :
Nếu ứng vào quả mà nói thì văn sau nói “Hiền Thủ Phật sát v.v…”. Đây do ứng vào nhân, nên nói là Bồ-tát.
Nếu chỉứng vào nhân (người), thì Hiền Thủ là Bồ-tát. Lại do vị này là người thuyết pháp, nên từ người mà có tên.
Nếu chỉứng vào pháp, thì Bồ-tát chính là Hiền Thủ. Thứ được thuyết cũng là pháp môn Bồ-tát Hiền Thủ.
Nếu nhân pháp hợp mục, thì thuộc Y chủ thích.
II. DỤNG Ý
Thu các hạnh nguyện trước thành đức dụng rộng lớn của Phổ Hiền nên có chương này.
III. TÔNG THÚ
Nói về thể, tướng và dụng rộng lớn vô biên, trước sau đều bao quát, của hạnh vị Phổ Hiền. Ứng tại Tín môn mà bao nhiếp các vị thành Phật diệu quả.
IV. GIẢI THÍCH VĂN KINH
Có hai : Trước hỏi sau đáp.
A. NẠN VẤN : Có hai.
A/1. KINH GIA TỰ LIỆT : Vì sao Văn-thù hỏi mà Phổ Hiền đáp? Vì Tín thu vạn hạnh. Nếu không phải là diệu đức thì không do đâu phát khởi. Tín có đủ lục vị. Nếu không phải là hiền đức thì không do đâu tuyên dương. Cũng là đạt cái sâu, hiển cái tuệ, tịnh cái đức, sáng cái phúc.
A/2. DÙNG TỤNG TRONG PHẦN HỎI CHÍNH :
Có hai.
1. Kết trước.
2. Hỏi sau : Cũng có hai : Trước hỏi về hạnh thậm thâm. Sau hỏi về đức rộng lớn.
Vì sao trong đây hỏi đáp đều dùng kệ tụng? Giải thích có hai nghĩa :
1. Dùng cái đức sâu rộng ban đầu bao trùm cái chung triệt cùng. Nói rải rác thì khó hết nên dùng kệ tụng tổng nhiếp.
2. Hiển viên đức thắng diệu nên dùng mỹ từ văn tán mà thuật.
Địa Luận nói “Kệ tụng là dùng ít chữ mà nhiếp nhiều nghĩa. Các kẻ tán thán, phần đông đều dùng kệ tụng”. Chính là hai nghĩa trên.
B. TRẢ LỜI : Phần trả lời của ngài Hiền Thủ : Có 363 bài kệ tất cả. Trước là thập tam ngũ ngôn. Sau là 357 ngôn. Trong đó phân thành 8 phần lớn : 1/Tán thán thuyết thâm sâu khó nói. 2/Lược chỉ hành tướng. 3/Lược biện thắng năng. 4/Nhiếp các hạnh vị. 5/Đại dụng vô phương. 6/Dùng thí dụ thuyết huyền chỉ. 7/Hiệu lượng khuyến phát. 8/Hiển thật chứng thành.
B/1. TÁN THÁN THUYẾT THÂM SÂU KHÓ NÓI : Gồm 7 bài kệ, từ kệ (3) đến (9). Phân làm ba:
1/ Kệ (3) (4) : Đức rộng thuyết lược. Có thể tự hiểu.
2/ Kệ (5) đến (8) : Giải thích nguyên do lược thuyết.
Kệ (5) : Nói về sở y của công đức rộng lớn.
Kệ (6) : Y tâm thắng đức.
Trong phần trước có 4 thứ khó, nên tuy là sơ tâm mà công đức này rộng lớn vô biên :
a. Xứ khó : Nơi sanh tử khổ não mà phát tâm. Vì cái khó này mà sanh đức rộng.
b. Thời khó : Lâu xa, đã phát tâm “nhất hướng không lay động” chưa đủ là khó. Nay ngược với đó nên sanh đức.
c. Cảnh khó : Cầu cái bồ-đề không hạn lượng này, dụng tâm từ cảnh nên QUẢNG ĐẠI.
d. Tâm khó : Nếu phát tâm mà tiến thoái bất định thì sanh đức không rộng. Nay ngược với đây nên QUẢNG ĐẠI.
Một bài tụng 4 câu, cứ theo thứ tự mà hiểu. Đây tương đương với loại Tín thành tựu phát tâm đầu tiên trong ba loại phát tâm của luận Đại Thừa Khởi Tín. Đồng với Sơ phát tâm trụ của phẩm Thập trụ và Công Đức Phát Tâm. Vì cuối Thập tín thì ngay đó là đầu Thập trụ, nên không hai.
Hỏi : Nếu mãn Tín nhập Trụ mới là Tín, sao Trụ mãn nhập Hạnh không là Trụ?
Đáp : Tín không thành vị nên không kê ra.
Trong phần khởi thắng vị , kệ (6) nêu : Ít còn vô tận. Kệ (7) và (8) hiển : Nhiều thì không còn lời. Sao có thể thuyết về nó mà chẳng lược nhỉ?
3/ Kệ (9) : Kết tướng đã lược thuyết.
Ít phần, có ba lớp :
1. Nhiều kiếp tu hành, cái này khó nói nên tạm nói là “một niệm công đức”.
2. Công đức trong một niệm này, ngay cả Như Lai cùng kiếp thuyết còn chẳng hết, cho nên tạm nói là công đức được thuyết trong một thời.
3. Công đức được thuyết trong một thời này rất sâu rộng, chỉ Phật mới thuyết, Bồ-tát không biết, cho nên ở nơi những phần Phật đã thuyết, lấy ít phần mà Bồ-tát đã biết ra thuyết.
Cái ít phần này cùng với cái quảng đại kia thông dung có 4 câu :
a. Vì cái ít phần này không khác nhiều, nên nhiếp ít đồng với nhiều thì thứ được thuyết này cũng là không thuyết mà thuyết. Như chỗ chim đã bay qua trên không, không khác những chỗ chưa bay qua trong hư không rộng lớn. Cho nên phẩm Tánh Khởi nói “Như chim bay trên không. Bay qua trăm ngàn năm. Chỗ qua chỗ chưa qua. Thảy đều chẳng thể lường. Nếu người trăm ngàn kiếp. Thuyết hạnh của Như Lai. Đã thuyết và chưa thuyết. Thảy đều chẳng thể lường ”.
b. Hoặc nhiếp nhiều đồng với ít, nghĩa cũng đầy đủ. Như Địa Luận nói “Như thật nhiếp thủ đầy đủ”.
c. Hoặc cả hai đều nhiếp, nên vừa thuyết vừa chẳng thuyết. Cứ theo đó mà hiểu.
Hỏi : Vì sao trong đây, Bồ-tát thuộc Tín vị có công đức rộng lớn như vậy?
Đáp : Đây là hạnh đức của pháp giới Phổ Hiền, nhưng ngay nơi Tín môn đã hiển hiện nên thuyết chẳng hết. Nếu phân biệt mà luận thì có 4 câu :
a. Hoặc chỉ ứng vào đương tướng lên xuống của Tín môn để biện, thì Tín này chỉ là địa vị thiện thú như lông nhẹ … đã nói trong kinh Anh Lạc Bản Nghiệp và Nhân Vương v.v… Đây là ứng vào Tam thừa.
b. Hoặc chỉ ứng vào đương thể đức của Phổ Hiền mà biện, như nói trong phẩm Phổ Hiền Hạnh.
c. Hoặc đủ cả hai. Tức ứng vào Tín môn mà hiển Phổ Hiền đức. Như phẩm này đang thuyết. Đây là ứng vào nhân phần Nhất Thừa mà nói.
d. Hoặc cả hai đều không. Tất cả không thể nói. Đây là ứng vào chỗ quả phần ly ngôn. Cho nên, tín vị được nói trong Viên giáo cùng với nghĩa Thập tín được nói trong Tam thừa không đồng.
B/2. LƯỢC CHỈ HẠNH TƯỚNG : Gồm 6 bài kệ, từ kệ (10) đến (15) : Dạy lược về hạnh tướng phần. Trong đó có hai :
1. Tổng nêu về nhân duyên : Giải thích lý do thành tựu phát tâm quảng đại. Trong đó nhân là chủng tánh Như Lai. Duyên là tập sở thành tánh.
Theo Địa Trì Du-già, nhân có 4 loại : 1/ Chủng tánh đầy đủ. 2/Phật Bồ-tát thiện hữu nhiếp thọ. 3/Khởi đại từ tâm. 4/Không sợ đại khổ. Duyên cũng có 4 loại : Thấy Phật thần biến v.v… 2/Tuy chẳng thấy Phật nhưng được nghe pháp. 3/Chẳng nghe pháp, thấy pháp muốn diệt. 4/Thấy chỗ không có Phật pháp, chúng sinh tạo ác.
Cũng có 4 lực : 1/Tự lực. 2/Tha lực. 3/Nhân lực, là túc tập Đại thừa nghe, huân v.v… 4/Phương tiện lực, là nghe pháp mới có thể tu thiện v.v… lại, 4 nhân 4 duyên và tự lực nhân lực thì phát tâm quyết định. Tha lực và phương tiện lực phát thì bất định.
Luận Khởi Tín và kinh Trí Ấn có 7 loại nhân duyên : 3 thứ thuộc kiên, 4 thứ thuộc thoái. Cứ theo đó thì hiểu.
Trên đây là ứng vào Tam thừa. Nếu theo kinh này thì có đến 10 loại nhân duyên phát bồ-đề tâm. Như văn kinh sau nói. Đây là ứng vào Nhất thừa. Cũng lấy Như Lai tạng nội huân làm nhân, các thứ còn lại làm duyên.
2. Giải thích tướng phát tâm : Trong đó luận chung có 10 nghĩa. Đều là tâm, là nghĩa nhân duyên của tâm quảng đại công đức, nên nói KHÔNG PHẢI KHÔNG SỞ NHÂN …
10 nghĩa tâm :
1/ Kệ (10) hai câu sau : Tâm chánh trực hướng lý. Luận nói “Trực tâm là pháp chánh niệm chân như”.
2/ Kệ (11) : Tâm tin sâu Tam bảo.
3/ Kệ (12) : Xa lìa 4 lỗi. Mỗi câu nói một lỗi. Có thể tự hiểu
4/ Kệ (13) : Đại nguyện độ sanh.
5/ Kệ (14) : Câu (1) và (2) : Tâm đại từ đại bi : Bạt khổ ban lạc cho chúng sinh.
6/ Kệ (14) : Câu (3) : Tâm nghiêm tịnh Phật độ.
7/ Kệ (14) : Câu (4) : Tâm cúng dường chư Phật rộng lớn.
8/ Kệ (15) : Câu (1) : Tâm kiến lập chánh pháp.
9/ Kệ (15) : Câu (2) : Tâm chánh cầu thánh quả.
10/ Kệ (15) : Câu (3) và (4) : Tâm tịnh tu cái nhân của quả.
10 tâm trên đây đều là cảnh sở duyên không có hạn lượng nên tâm nhiếp đức cũng vô hạn. Vì thế văn sau nói “Bồ-tát không vì cúng dường một vị Phật mà phát tâm. Không vì cúng dường trăm ngàn thế giới trần số các chư Phật mà phát tâm. Đều muốn cúng dường tất cả Phật nên vô hạn. Như việc cúng dường Phật, các việc tin tam bảo, lìa các lỗi, độ sanh, nghiêm tịnh cõi Phật cũng đều vô hạn lượng nên QUẢNG ĐẠI.
Lược chỉ phần hạnh tướng xong.
B/3. LƯỢC BIỆN THẮNG NĂNG : Gồm 9 bài kệ, từ kệ (16) đến (24).
Kệ (16) (17) : Nói về Tín thành tựu phát tâm. Vì là gốc của muôn hạnh.
Kệ (16) : Cảnh Tam bảo. Phải thành tựu tín bất hoại mới có thể phát tâm.
Kệ (17) : Tánh cảnh Tam bảo.
Câu (1) : Tin tự tánh trụ Phật tánh.
Câu (2) : Dẫn xuất Phật tánh.
Câu (3) : Đến được cái quả là Phật tánh.
Cũng có thể giải thích :
Câu (1) : Tin Phật và giáo pháp.
Câu (2) : Tin tăng và hạnh pháp.
Câu (3) : Chánh hướng Tín quả. Nhân này trở đi là thâm tín thành tựu, mới có thể phát tâm.
TÍN KHÔNG THỂ HOẠI , là mãn tâm Thập tín, được bất thối. Nên nói KHÔNG THỂ HOẠI. Y Tín này mà phát tâm, thì biết tâm này đã nhập Trụ. Nhưng vì ứng với nhập phương tiện nên thuộc cuối Thập tín.
Kệ (17) : Trong phần thành tựu công đức đây, nói không phải thành ngay mà trước nhập vị Sơ phát tâm của Thập trụ, cũng lại thông thành tất cả hạnh vị thuộc các vị trở về sau. Cho nên, lược nói về 20 thứ công đức.
Kệ (18) đến (24) : Nói Tín thành tựu các công đức khác. Vì là hạnh sở thành.
20 thứ công đức là :
1/ Sanh phúc trí : Giác đạo là nguồn. Công đức là mẹ. Hai câu đầu kệ (18)
2/ Đoạn nghi, dạy đạo. Hai câu sau kệ (18)
3/ Lìa cấu tâm kiên : TRỪ KIÊU MẠN là giải thích LÌA CẤU. GỐC CUNG KÍNH giải thích TÂM KIÊN. Hai câu đầu kệ (19)
4/ Tín thể đầy đủ công đức, nên như BẢO TẠNG (kho báu). Câu (3) kệ (19).
5/ Nạp pháp thành hạnh, nên như TAY THANH TỊNH. Câu (4) kệ (19).
6/ Xả nhiễm, lìa chấp trước. Câu (1) kệ (20)
7/ Hiểu thâm huyền. Câu (2) kệ (20)
8/ Chuyển tiến thành quả. Câu(3) (4) kệ (20)
9/ Khiến thiện căn minh lợi . Câu (1) kệ (21)
10/ Lực dụng không hoại. Câu (2) kệ (21)
11/ Diệt ác nghiệp. Câu (3) kệ (21)
12/ Được đại quả. Câu (4) kệ (21)
13/ Nhập pháp vô ngại. Câu (1) kệ (22)
14/ Lìa 8 nạn báo chướng. Câu (2) kệ (22)
15/ Vượt ma cảnh. Câu (3) kệ (22)
16/ Thiện xảo chỉ dạy cái nhân của sự giải thoát. Câu (4) kệ (22)
17/ Cái nhân kiên cố của đại quả : Tất cả các pháp công đức ở Phật địa không gì không lấy cái TÍN KHÔNG HOẠI làm chủng nhân. Câu (1) kệ (23)
18/ Sanh cái quả của cây giác. Câu (2) kệ (23)
19/ Trưởng dưỡng môn chủng trí. Câu (3) kệ (23)
20/ Chỉ ra cái quả của Diệu giác. Câu (4) kệ (23)
8 đức đầu là hạnh tự phần. 12 đức sau là thắng tiến đức. Các công đức này đều là công đức đạt được ở các vị trở về sau cho đến Phật địa. Đều ở tại tín mà được thành tựu.
Kệ (24) : Kết luận. Tán thán hiển sự thù thắng. CHO NÊN, là phần tín trước có thể thành tựu 20 công đức thù thắng. Chỗ thuyết thứ lớp trong chỗ tu hạnh, nên tín lạc tối thắng khó được.
Nửa bài sau là dùng dụ để ví. Một, dụ cho sự hy hữu của tín thể. Hai, dụ cho việc hay xuất các công đức.
B/4. NHIẾP CÁC HẠNH VỊ : Gồm 50 bài kệ, từ kệ (25) đến (74). Có hai : Nhiếp hạnh và nhiếp vị.
1. Nhiếp hạnh : Kệ (25) đến (33).
Trước nói về hạnh tin kính Tam bảo. Sau, nói về hạnh tin thuận Tam bảo.
1/ Tin kính Tam bảo :
1. Tin Phật mà thành hai hạnh : 3 bài kệ.
. Thành hạnh trì giới. Kệ (25) (26).
. Thành hạnh cúng dường. Kệ (27).
2. Tin Pháp mà thành hai hạnh : Kệ (28)
. Hạnh nghe giáo không chán.
. Hạnh mừng chứng khó nghĩ bàn.
3. Tin Tăng mà thành hai hạnh : Kệ (29)
. Tín thể không hoại
. Tín lực không động
2/ Tin thuận Tam bảo :
1. Thuận Tăng mà thành hai hạnh : Kệ (30) (31)
. Lợi căn lìa bạn ác.
. Gần bạn lành tu thắng hạnh.
2. Thuận Pháp mà thành hai hạnh : Kệ (32)
. Hiểu nhân quả hạnh pháp.
. Thành tựu giải thoát quả pháp.
3. Thuận Phật mà thành hai hạnh : Kệ (33)
. Thuận với quả Phật mà được sự hộ trì.
. Khởi cái nhân phát tâm.
Phần nhiếp hạnh, là phương tiện nhập Thập trụ, xong.
2. Nhiếp vị : Kệ (34) đến (74) : Nhiếp 4 vị sau gồm 4 đoạn :
1. Nhiếp vị Thập trụ : Kệ (34) (35) và nửa bài kệ (36).
SANH TÂM BỒĐỀ là nhập vị Sơ trụ.
CHUYÊN TU PHẬT CÔNG ĐỨC, là hạnh của TrịĐịa Trụ, tức trụ thứ hai.
SANH VÀO NHÀ NHƯ LAI, là nhập Sanh Quí Trụ : Vì sanh vào nhà Như Lai là sanh chủng tánh tôn quí.
KHÔNG DÍNH MẮC, là hạnh của hai Trụ thứ năm và thứ sáu.
THÂM TÂM DIỆU TỊNH, là hạnh của hai Trụ thứ bảy và thứ tám.
TÂM VÔ THƯỢNG THÙ THẮNG, là hạnh của hai Trụ thứ chín và thứ mười.
2. Nhiếp vị Thập hạnh : Nửa bài kệ sau (36), kệ (37) và (38).
BA-LA-MẬT, là tổng nêu Thập hạnh.
MA-HA-DIỄN, thì khác với hạnh pháp của Tiểu thừa.
CÚNG DƯỜNG, là hạnh thuận lý. Đó là 4 hạnh đầu.
NIỆM PHẬT ĐỊNH, là Ly si loạn hạnh.
THẤY PHẬT THƯỜNG TRỤ, là 5 hạnh sau. Vì 5 hạnh sau đều nhiếp thuộc Bát-nhã
3. Nhiếp vị Thập hồi hướng : Kệ (39) (40) và nửa bài kệ đầu (41).
Trong đó, hạnh thành xứng lý, nên PHÁP CÒN MÃI. Đó là tướng như và pháp giới v.v…
Biện thuyết độ sinh, là cứu chúng sinh mà lìa tướng chúng sinh.
7 vị hồi hướng đầu cũng là nghĩa các môn hồi hướng chúng sinh.
ĐẠI BI, vì trong vị Thập hồi hướng này, hạnh đại bi thành tựu. Đối trị cái chướng xả đại bi của Độc giác.
4. Nhiếp vị Thập địa : Gồm 33 bài kệ từ (41) đến
Kệ (41), nửa bài sau : Nhiếp Sơ địa. HỈ LẠC THÂM PHÁP là địa cực hỉ đầu tiên. Chứng được chân như trùm khắp, gọi đó là THÂM PHÁP.
Kệ (42) nửa bài đầu : Lìa lỗi hữu vi, là Ly Cấu Địa. Vì lìa lỗi phạm giới hữu vi.
Nửa kệ đầu (42) và nửa kệ sau (43) : Nói về Tam địa. Vì được thiền định lìa ngã mạn. Không vị trước nên có thể KIÊM LỢI chúng sinh.
Nửa kệ sau (43) và nửa kệ đầu (44) : Nói về Tứ địa. Vì được đạo phẩm trí nên ở trong sanh tử mà không ưu phiền. Trong Thập độ hạnh, chỗ này tương đương với tiến hạnh nên nói tinh tấn vô thượng.
Nửa kệ sau (44) và nửa kệ đầu (45) : Nói về Ngũ địa : Vì địa này thành tựu thiền độ, y nơi thiền đó mà khởi thần thông. Lại khéo hiểu được ngũ minh xứ v.v… nên nói HIỂU TẤT CẢ HẠNH CHÚNG SINH.
Nửa kệ sau (45) và nửa kệ đầu (46) : Nói về Lục địa : Vì địa này được bi trí bất trụ, Bát-nhã đai trí hiện tiền. Trong đó, thành tựu chúng sinh là bi, thành tựu sanh trí là trí.
Nửa kệ sau (46) đến nửa kệ đầu (48) : Nói về Thất địa :
. Bốn câu đầu là hạnh thù thắng ở trong cái hữu, nên Tứ nhiếp nhiếp sanh.
. Bốn câu sau là phương tiện trí tướng đạo ở trong cái không, nên khiến trụ đạo vô thượng.
Nửa kệ sau (48) đến nửa kệ đầu (51) : Nói về Bát địa :
. Bốn câu đầu là vượt tứ ma : Xả phần đoạn nên không có ấm ma. Không xả mệnh nên không có tử ma. “Hoặc” không còn hiện hành, nên không có phiền não ma. Cho nên thiên ma cũng không được yên. Địa này thành tựu thì vượt khỏi cái nhân tứ ma, nên nói ĐẠO.
. Bốn câu giữa là đắc vị và nhẫn : Đó là giải thích danh phần và tịnh nhẫn phần.
. Bốn câu cuối là thọ ký vị , như tiên nhân Thiện TuệởĐệ bát địa được thọ ký v.v... Thường hiện khắp trước chư Phật, tại 4 loại trong nhất hương Phật độ.
Nửa kệ sau (51) và kệ (52) : Nói về Cửu địa : Bồ-tát này làm đại pháp sư nên hiểu mật giáo của Phật, thuận với giáo mà thuyết pháp, khiến Phật hộ niệm. Phật dức tự nghiêm , vì người thuyết pháp.
Kệ (53) đến nửa bài đầu kệ (74) : Nói về Thập địa. Trong đó phân làm ba :
A. Kệ (53) đến nửa bài đầu kệ (66) : Nói về tam nghiệp thù thắng.
. Thân nghiệp thù thắng : Kệ (53) đến nửa bài đầu (58) : 3 kệ đầu nói về chánh báo thù thắng. 2 bài kệ rưỡi sau nói về y báo thù thắng.
. Ngữ nghiệp thù thắng : Nửa sau kệ (58) đến nửa kệ đầu (62) : 2 kệ đầu nói về giải tyhâm xảo biện. 2 kệ sau là trí thân thuyết pháp.
. ý nghiệp thù thắng : Nửa sau kệ (62) đến nửa đầu kệ (66) : 1/Tha tâm trí. 2/Đoạn hoặc trí. 3/Chứng thật trí. 4/Thập tự tại v.v… của vị kết Thập địa. Là 10 loại mạng tự tại v.v… thành tựu vị này.
B. Nửa bài sau kệ (66) đến kệ (70) : Nói về Thập địa chung tâm thọ vị phần. NẾU PHÁP CAM LỘ TƯỚI ĐỈNH … là nói về việc nhận chức trong tín mãn.
C. Kệ (71) đến (74) : Kết lại và tán thán. Hiển sự thù thắng.
Kệ (71) : Nhập lý sâu rộng, trời và người không thể biết. Vì pháp thân này đầy khắp hư không và mười phương không động, nên ở nơi vô đẳng giới này, chư thiên và người đời không thể biết..
Kệ (72) : Hạnh thành quả mãn, thấy nghe lợi ích cùng khắp. VỚI BẢN SỞ HẠNH ĐỀU LÀ QUẢ , là sở cứu đã rốt ráo nên không gì không phải là quả. Như phẩm Minh Pháp sau nói “Kẻ thấy, nghe, cúng dường đều trụở địa bất thối”, nên nói BẤT KHÔNG.
Kệ (73) và nửa kệ (74) : Uy lực hộ pháp thường lợi ích không dứt. Như kinh Duy Ma nói “Kinh này trụở thế gian, đều nhờ uy thần lực của Di Lặc”. Lại đầu là thể, kế là đức, sau là dụng.
Nửa sau kệ (74) : Kết lại. Câu trước là kết luận về tuệ. Câu sau là kết luận về phúc. Đều vô tận như biển. Trong phần Tín môn này thì triển chuyển liền nhau bao nhiếp như vậy.
Thập địa đồng, vì Tín là gốc của đạo, là mẹ của công đức. Tướng của các hạnh vị đều do Tín mà thành, nên trên mới tổng nói “Tín có thể chuyển thắng thành các hạnh, cuối cùng đến xứ Như Lai” là ý này vậy. Lại nói “Nơi một địa nhiếp tất cả công đức ở các địa”. Đây là pháp Nhất thừa Viên giáo. Trong Tam thừa thì không được như vậy.
B/5. ĐẠI DỤNG VÔ PHƯƠNG : Gồm 200 bài tụng rưỡi. Từ kệ (75) đến kệ (274).
Nói về đại dụng vô phương vì Tín mãn thành vị Hiền Thủ này, đồng với Phổ Hiền v.v… với ba nghiệp rộng lớn, bao gồm cả nhân và quả, biến khắp tất cả chỗ, cùng khắp tất cả thời, thường tạo ra vô biên pháp giới đại dụng. Đây là lệ thường. Ngay nơi tướng mà luận không y theo các vị. Nay ứng vào Tín môn mà hiển thì nhiếp thuộc Tín. Nhưng đại dụng thì không có bờ mé, khó mà thuật lại đầy đủ. Chỉ liệt ra 10 môn, dùng đó hiển vô tận. Đây là nghiệp dụng của Thập tam muội môn : 1/Viên minh hải ấn tam muội môn. 2/Hoa nghiêm diệu hạnh tam muội môn. 3/Nhân đà la võng tam muội môn. 4/Thủ xuất quảng cúng tam muội môn. 5/Hiện chư pháp môn tam muội môn. 6/Tứ nhiếp nhiếp sanh tam muội môn. 7/Cùng đồng thế gian tam muội môn. 8/Mao quang giác chiếu tam muội môn. 9/Chủ bạn nghiêm lệ tam muội môn. 10/Tịch dụng vô nhai tam muội môn.
Vì nghiệp dụng sai biệt, chủ khách có khác, công năng thuần tạp y môn chẳng đồng, nên dùng tam muội môn để biện sai biệt. Như nước tất cả chỗ định … lại vì vừa nói về cái gốc của đại dụng. Đầu tiên hiển hải ấn, sau nói dụng chẳng khác thể. Nên cuối cùng nói về tịch dụng vô ngại.
1. Viên minh hải ấn tam muội môn : Có 5 bài tụng rưỡi : từ kệ (75) đến đầu kệ (80). Phân làm hai. Đầu nói về nghiệp dụng. Sau nói về sở y (chỗ y tựa).
1/1. Nghiệp dụng : 5 bài kệ
Kệ (75) : Hiện Phật thuyết pháp.
Kệ (76) : Không công mà thành sự : Không tạo ra công dụng, nên nói ĐOẠN TẤT CẢ HY VỌNG. Cũng có thể hiểu : Do nhân vị đã mãn, hoàn toàn không có hy cầu, nên nói ĐOẠN.
Kệ (77) : Hiện 8 tướng.
Kệ (78) : Hiện tam thừa.
Kệ (79) : Hiện tạp loại.
1/2. Tổng kết : ½ đầu kệ (80) : Nói về chỗ y tựa (sở y) của dụng
HẢI ẤN là từ thí dụ mà được tên. Như bốn binh của A-tu-la trong hư không hiện hình nơi đại hải. Định tâm của Bồ-tát cũng giống như đại hải. Ứng cơ mà hiện sai khác như hình của bốn binh. Kinh Đại Tập, q.14 nói “Dụ như tất cả thân chúng sinh và các ngoại sắc khác trong cõi Diêm-phù-đề. Các sắc như vậy đều in hình trên biển, nên gọi là Đại hải ấn. Bồ-tát cũng lại như vậy. Được đại hải ấn tam muội rồi, có thể phân biệt thấy tất cả tâm hạnh của chúng sanh. Nơi tất cả pháp môn đều được tuệ minh. Đó là Bồ-tát được Hải ấn tam muội thấy tất cả tâm hạnh sở thú của chúng sinh”. Giải thích : Trong đó thấy văn tự cũng hiện văn tự . Vì do thấy nên hiện vậy.
Hỏi : Đã là Bồ-tát Thập tín hiện thành Phật, thì đó là tạm thời hóa hiện hay là thật thành?
Đáp : Nếu là Tam thừa sơ giáo, thì hoàn toàn không có việc hóa hiện thành Phật, vì chưa được bất thối. Nếu là mãn tâm Thập tín thuộc Chung giáo thì như luận Khởi Tín nói. Nếu là thật thuộc Nhất thừa Viên giáo thì chẳng y nơi vị, mà nương vào vị tướng của Chung giáo để biện. Đối với chỗ bất thối của mãn tâm Thập tín, khi nói “Được hạnh đức của pháp giới Phổ Hiền” đều là nhiếp thuộc nhân quả viên dung vô ngại. Nếu dùng Nhân môn mà nói thì thường là Bồ-tát. Nếu dùng Quả môn mà nói thì thường là Phật. Do đây mà viên dung có bốn câu :
- Hoặc chỉ là Bồ-tát.
- Hoặc chỉ là Phật.
- Hoặc vừa là Bồ-tát vừa là Phật.
- Hoặc không Bồ-tát cũng không Phật.
Hỏi : Quả môn thành Phật ở đây so với hóa hiện của Chung giáo có gì sai biệt?
Đáp : Kia chỉở nơi một vị, y nơi một thế giới, hóa hiện một Phật. Đây thì đủ Thập địa v.v… nhiếp tất cả vị.
MƯỜI PHƯƠNG THẾ GIỚI là tất cả xứ. NIỆM NIỆM là tất cả thời.
Hỏi : Đây đã nói thị hiện, thì chỉ nên tạm hiện đồng với Chung giáo nói trên?
Đáp : Như văn kinh đã nói, công dụng của cái không hy vọng có thể trong khoảng một niệm đến được mười phương. Nếu công đức của việc đó không phải từ nhân vị viên mãn thành, thì cái gì có thể đầy đủ như vậy? Nên biết, nhất định là do thật hạnh viên mãn. Không đồng với hạng vị thấp kém. Lại, tất cả chư Phật ở các thế giới, vì chúng sanh thành đạo, đều là thị hiện.Vì phế cơ là ứng vào tự, không có thành hay chẳng thành v.v… . Kinh Đại Tập q.10 nói “Được chánh vị quán đỉnh, ở nơi tất cả các Bồ-tát hạnh, thứ lớp được thần lực của Phật. Nếu Bồ-tát thành tựu các pháp như thế, thì có thểở nơi thế giới không có Phật, thị hiện tám tướng thành Phật …”.
2. Hoa nghiêm diệu hạnh tam muội môn : Hai bài kệ rưỡi. Hai câu sau kệ (80) đến (82). Phân làm hai :
2/1. Nói về nghiệp dụng : Có 7 hạnh.
1/ Trang nghiêm quốc độ hạnh.
2/ Cúng dường Phật.
3/ Quang minh hạnh.
4/ Giáo hóa hạnh.
5/ Trí tuệ hạnh.
6/ Thuyết pháp hạnh.
7/ Thập độ hạnh.
2/2. Kết luận : ½ sau kệ (82) : Nói về tam muội mà các hạnh đó y tựa. Vì hạnh môn vô ngại, tương ưng với tất cả tự tại, Hoa Nghiêm là hạnh pháp nên kết thuộc về đây. Như hội VII, nhập Hoa Nghiêm tam muội thuyết 2000 hạnh pháp v.v…
3. Nhân-đà-la võng tam muội môn : Có 4 bài kệ : Từ kệ (83) đến (86). Phân làm ba :
3/1. Nêu định môn : Hai câu đầu kệ (83) : Vì sẽ hiện quốc độ Nhân đà-la võng nên trước phải nhập cái định Nhân đà-la.
3/2. Nói về nghiệp dụng : Có hai. Đầu tiên nói hiện trong một hạt bụi. Sau phân loại tất cả các bụi (trần).
3/3. Tổng kết : Ba câu sau kệ (86) : Nói về loại định mà nghiệp dụng trên lấy làm sở y. Tuy pháp giới duyên khởi lý số thường nhiên, nhưng do lực trí của Bồ-tát không loạn mà được hiển hiện, nên nói LỰC TỰ TẠI. Cũng gọi là giải thoát. Đó là giải thoát không thể nghĩ bàn. Vì lìa các chướng ngại. Như cuối phẩm Bất Tư Nghị có nói đến 10 loại không thể nghĩ bàn : Một, trong một hạt bụi hiện Phật sự ba đời v.v… Cũng có thể hiểu định lực giải thoát ở câu trên là trí lực. Vì không loạn là định. Tác dụng vô ngại là giải thoát.
4. Thủ xuất quảng cúng tam muội môn : Gồm 17 bài, từ kệ (87) đến (103).
Phân làm ba :
4/1. Nêu định môn : 3 câu đầu kệ (87).
4/2. Nói về nghiệp dụng : Có hai.
. Câu cuối Kệ (87) đến kệ (91) : Trong tay xuất ra đồ cúng dường
. Kệ (92) đến kệ () : Tay xuất quang minh trang nghiêm cúng dường. Vì là pháp giới thủ nên cầu tánh sai biệt hoàn toàn không thể được. Nhưng lại xuất ra đồ cúng dường không thể cùng tận.
4/3. Tổng kết về sở y của định : Kệ (103) : Trong niết bàn gọi Phật là ĐẠI TIÊN.
5. Hiện chư pháp môn tam muội môn : Gồm 8 bài kệ, từ kệ (104) đến (111) phân làm bốn:
5/1. Nêu môn và ý : Kệ (104)
5/2. Nghiệp dụng : Kệ (105) đến hai câu đầu (110) : Có 22 môn. Nhiếp chúng sinh thông nhập, nên nói MÔN.
5/3. Tổng kết vô tận : 2 câu kệ (110).
5/4. Tổng kết về sở y của định : Kệ (111).
6. Tứ nhiếp nhiếp sanh tam muội môn : Gồm 16 bài kệ và một câu, từ kệ (112) đến (127) và một câu của kệ (128). Phân làm ba.
6/1. Nêu định môn và ý : Kệ (112)
6/2. Nói về nghiệp dụng : Kệ (113) đến (127). Có bốn :
A. Bố thí nhiếp : Kệ (113) (114).
B. Ái ngữ nhiếp : Kệ (115) đến (118) : Đầu tiên, nói về kẻ yêu thích sắc khiến họ giải thoát. Sau, nói về diệu âm thuyết pháp. 8 loại Phạm âm này lược làm ba môn : 1/Chủng loại. 2/Danh thể. 3/Nghiệp dụng.
1. Chủng loại : Xét về thánh giáo, có 4 chủng loại :
. Ứng vào giáo nghĩa mà nói : Như kinh Thập trụ nói “Như Lai có 8 loại âm thanh : 1/Thấy khổ. 2/Hướng khổ. 3/Thấy tập. 4/Hướng tập. 5/Thấy tận. 6/Hướng tận. 7/Thấy đạo. 8/Hướng đạo”. 8 thứ này dùng âm thanh theo chỗ được nói mà biện. Vì ứng vào dụng của Phật âm.
. Ứng vào âm thể của Phật mà nói : Cũng như kinh Thập trụ nói “Phạm âm có 8 thứ : 1/Âm không nữ. 2/Âm không nam. 3/Âm không mạnh. 4/Âm không yếu. 5/Âm không thanh. 6/Âm không trọc. 7/Âm không đực. 8/Âm không cái.
. Ứng vào công đức của Phật âm mà nói : Cũng có 8 loại như kinh Phạm Ma Dụ nói “1/Âm thanh tối hảo : Âm thanh này thanh nhã như tiếng Ca-lăng … 2/Âm thanh rõ ràng, ngôn từ biện rõ. 3/Âm thanh lớn nhỏ điều hòa được trung. 4/Thanh ngôn nhu nhuyến, không có thô ác ... 5/Thanh ngôn không lầm lỗi. 6/Âm thanh không yếu đuối mà hùng sáng. 7/Thanh ngôn tôn tuệ không khiếp sợ như bậc tôn trọng, như người thắng tuệ. Lời nói không sợ hãi. 8/Âm thanh sâu xa, phát ra xoay đều như sấm sét”.
Ba loại trên đây là thể đức dụng của Phật viên âm mà phân làm ba vậy.
. Ứng vào thông dung : Có 64 loại Phạm âm thanh. Đây có hai thứ :
1/ Biệt số 64 loại như trong kinh Mật Tích Lực Sĩ đã hiển đầy đủ.
2/ Chư đức, ở nơi ba loại trước, lấy 8 thứ đầu nhập vào 8 thứ sau. Mỗi thứ đều đủ 8. cho nên 8 lần 8 là 64.
2. Danh thể : Nói về danh, phải đầy đủ 5 nghĩa mới được gọi là Phạm âm. Như kinh Văn-ni-sa nói “Âm thanh phải có 5 loại thanh tịnh mới gọi là Phạm âm. Thế nào là 5? Một là âm chánh trực. Hai là âm hòa nhã. Ba là âm thanh triệt. Bốn là âm sâu đầy. Năm là âm vang khắp. Đầy đủ 5 nghĩa này mới gọi là Phạm âm”. Phạm, là lời thanh khiết tròn đầy, như Phạm thiên ứng khắp, mà có tên. Thanh, là chấp thọ thanh. Âm, là muôn nói kia có vần thuyên biểu. Nên gọi là danh.
Nói về thể, với Tiểu thừa, chỉ nhiếp thuộc sắc ấm, không thể thấy có đối sắc. Trong 12 xứ nhiếp thuộc thanh xứ. Trong 18 giới, nhiếp thuộc thanh giới.
Với Sơ giáo, thanh xứ v.v… thì không là tánh. Trong 11 thức này, ngôn thức là thể.
Với Chung giáo, thanh này dùng Phật tịnh thức làm tánh, nhưng tịnh thức này không khác chân như nên lấy chân như làm tự tánh của nó.
Với Đốn giáo, Phạm âm xứng đồng bản tánh, nên chẳng thể nói.
Với Viên giáo, dùng vô tận pháp giới vô ngại làm tánh, nên thông nhiếp tất cả, viên dung tự tại, như chỗ âm thanh Như Lai nói trong phẩm Tánh Khởi sau.
3. Nghiệp dụng : Có hai :
1/ Lợi sanh : Với Tiểu thừa, chỉ lợi ích cho hội chúng lúc đó. Với Tam thừa, lợi ích cho chúng hội cả hiển và mật. Với Nhất thừa, lợi ích cho vô tận đại chúng hiển và mật. Nghĩa là trùng trùng vô tận.
2/ Phần lượng : Với Tiểu thừa chỉ đồng với ngôn âm của loài người. Với Tam thừa, Phật âm biến khắp tất cả giới, như mắt liền tìm mà không thấy … Với Nhất thừa, pháp giới trùng trùng vô tận trùm khắp như lưới Nhân-đà-la.
C. Đồng sự nhiếp : Kệ (119) đến (123)
1/ Đồng sự với họ : Kệ (119) (120)
2/ Thị hiện pháp : Kệ (121) đến (123). THẬP HẠNH, là thập độ.
D. Lợi hành nhiếp : Kệ (124) đến (127).
Kệ (124) (125) : Chỉ cho thấy lỗi của sanh tử khiến từ bỏ.
Kệ (126) (127) : Phật đức nên cầu.
3. Kết về vô tận : Câu đầu kệ (128).
7. Cùng đồng thế gian tam muội môn : Gồm 17 bài kệ và 2 câu : Từ (128) đến (144a). Phân làm ba :
7/1. Nêu ý : 3 câu sau kệ (128).
7/2. Nói về đại dụng : Kệ (129) đến (140) Phân làm hai :
A. Thân nghiệp dụng : gồm 12 bài kệ từ (129) đến (140)
. Làm vua và thần lợi ích : Kệ (129)
. Làm loài vô tình lợi ích : Kệ (131)
. Làm bi thợ lợi ích : Kệ (132) và nửa kệ (133)
. Làm tiên nhân lợi ích : Nửa kệ sau (133) và kệ (134)
. Làm kẻ ngoại đạo lợi ích. Với chúng sanh đều khiến giải thoát : Kệ (135) đến (140)
B. Ngữ nghiệp dụng : 5 bài kệ từ (141) đến (145)
. Tổng nêu : Kệ (141)
. Biệt hiển : Kệ (142) đến (144) : Nhất tâm thuyết pháp gọi là tam muội.
. Kết về định sở y : Hai câu kệ (144a)
8. Mao quang giác chiếu tam muội môn : Gồm 89 bài kệ từ (145) đến () phân làm bốn :
8/1. Nêu môn và ý : Kệ (145)
8/2. Chánh nói về nghiệp dụng : Kệ (146) đến (). Phân làm hai :
A. Nói về cái dụng của quang minh trong một lỗ lông: Gồm 79 bài kệ, từ (146) đến (224). Phân làm hai :
a. Nói lược về 43 môn : Kệ (146) đến (223) : Trong 43 môn này, mỗi môn đều có ba nghĩa.
1/ Xuất quang danh : Khi còn tại nhân, hoặc dùng ngôn thuyết hiển Tam bảo, hoặc ứng vào sự như nghe Phật môn, hiện tháp hình v.v…
2/ Hiển quang ích : Đèn sáng lìa nhiễm tối, nên được tịnh quang. Hoặc đèn chiếu hiện tịnh cảnh.
3/ Xuất quang nhân : Trong 4 cái nhân đầu, mỗi nhân đều có hai : Một là sự nhân. Hai là pháp nhân.
. Nhân của Hoan Hỉ quang : 1/Trang sức tượng Phật khiến người thấy được hoan hỉ. 2/Tán thán Phật đức khiến người nghe hoan hỉ.
. Nhân của Ái Lạc quang : 1/Tựưa thích Tam bảo. 2/Dạy người ưa thích.
. Trong cái nhân của Tịch Tĩnh quang : LÌA MƯỜI LOẠI PHI PHÁP NGỮ là dùng ác ngữ làm não loạn người, khiến người không được an tĩnh, nên là chướng. Theo kinh Nhiên Đăng mười loại phi pháp ngữ đó là : 1/Vọng ngữ. 2/Lời đau lòng. 3/ Lời thô. 4/Lời khổ ác. 5/Lời không vui. 6/Lời bất lạc. 7/Lời bất ái. 8/ Lời không nhập tâm. 9/Lời não loạn người. 10/Lời kết oán.
. Tong cái nhân của Kiến Phật quang : Theo pháp của Tây quốc, khi có người muốn xả mệnh, để họ nằm hướng mặt về phía tây. Trước, để một tượng Phật, mặt cũng hướng về tây. Dùng một đầu lá phan buộc vào ngón tay của tượng, để tay của người bệnh nắm vào chân lá phan. Miệng xưng Phật danh. Tác cái ý theo Phật vãng sanh tịnh độ. Cùng với đó là đốt hương, niệm Phật trợ theo. Nếu tạo được an xứ như thế thì dù khi mất không sanh về được trước Phật, cũng thấy được quang minh của Phật.
. Trong cái nhân của Lạc Pháp quang : Có 7 cái nhân “ 1/Đức. 2/Thuyết. 3/Viết. 4/Ưa thích. 5/Hộ trì. 6/Thí. 7/Hành.
Trong đó, HỘ TRÌ pháp, luận chung có 4 nghĩa :
. Hộ trì lý pháp chẳng rơi vào các kiến.
. Hộ trì hạnh pháp khiến nó tăng trưởng.
. Hộ trì giáo pháp, nói không mệt mỏi.
. Hộ trì quả pháp : Đối địch với ác vương v.v… hộ trì Tam bảo.
Với bốn chỗ đó, đều không tiếc thân mạng mà hộ trì.
b. Tổng kết : Có các quang minh nhiều như cát sông hằng : Kệ (224) : Vì thân của các Bồ-tát này đồng với pháp giới, cùng tận 9 đời, biến khắp trần đạo, thường có các đại dụng của quang minh như vậy không dừng nghỉ, nên quang minh này thường định, hằng có, hằng không. Đối với tịnh nhãn, không lúc nào chẳng thấy, nên hằng có. Không có tịnh nhãn, không có lúc tạm thấy nên hằng không. Pháp quang thường định. Có hay không là tại duyên.
NGHIỆP là cái nhân (đã qua) của quang minh. QUẢ, là quang minh hiện tại. Cả hai THẢY ĐỀU HIỆN, là nhân hạnh quá khứ do y nơi thập thế gian, nên cũng ngay đó mà hiện.
B. Hiển quang minh trong nhiều lỗ lông : Kệ (225).
8/3. Kết luận về sở y bản : Kệ (226) : Không loạn nên hiện rõ ràng. Kết hai môn định và trí.
8/4. Giải thích lại thành phần hạn : Kệ (227) đến (232) : Vì sao cần giải thích lại? Vì trên nói quang đó giác ngộ tất cả chúng, nhưng vì sao vẫn có chúng sanh không thấy?
Phần giải thích có ba :
. Kệ (227) (228) : Là phần Pháp thuyết. Trong đó có 7 loại chúng sinh được gặp quang minh này nhờ hữu duyên : 1/Đồng nghiệp. 2/Tùy hỉ. 3/Văn tu. 4/Kiến hạnh. 5/Tu nhiều đức. 6/Cúng nhiều Phật. 7/Cầu đại quả.
. Kệ (229) đến (231a) : Là phần Dụ thuyết. Kệ (229) và (230) dụ các căn cơ như mắt mở và nhắm. Kệ (231) và (231a) : Dụ cho nghiệp thiện ác của các căn cơ.
. Kệ (232) : Nói về lợi ích tăng thắng của pháp Văn tu (Nghe).
9. Chủ bạn nghiêm lệ tam muội môn : Gồm 6 bài kệ. Từ kệ (233) đến (238). Phân làm hai:
9/1. Nêu tên và ý : Kệ (233).
9/2. Chánh hiển nghiệp dụng : Kệ (234) đến (238).
Kệ (234) : Hóa hiện thân tòa, là chủ.
Kệ (235) : Nhiếp quyến thuộc.
Kệ (236) : Giải thích quyến thuộc tăng thắng.
Kệ (237) : Hiển chủ tăng thắng.
Kệ (238) : Kết thông pháp giới thân vô biên ở mười phương.
10. Tịch dụng vô nhai tam muội môn : Gồm 35 bài kệ. Từ (239) đến (273). Phân làm ba :
10/1. Nêu ý : Kệ (239) : TỚI LUI là ứng vào phương. RA VÀO là ứng vào định.
10/2. Chánh hiển nghiệp dụng : Từ kệ (240) đến (272). Phân làm hai :
A. Ứng vào vị nói về tự tại : Từ kệ (240) đến ½ đầu kệ (265). Phân làm ba : 1/Khí thế gian tự tại. 2/Trí chánh giác thế gian tự tại. 3/Chúng sinh thế gian tự tại.
Phàm luận về tam thế gian tự tại của Bồ-tát, có 2 nghĩa :
a. Thân Bồ-tát làm tam thế gian nên được vô ngại.
b. Bồ-tát ở nơi tam thế gian thị hiện tự tại.
Nay trong phần văn này, khí và trí thế gian là ứng vào nghĩa b sau mà nói. Còn chúng sinh thế gian thì ứng vào nghĩa a trước. Trong văn cùng nêu, lý thật là thông khắp đầy đủ hai nghĩa này.
1/ Khí thế gian tự tại : Kệ (240) (241)
2/ Trí chánh giác thế gian tự tại : Kệ (242) đến (246)
Trong phần khí và trí thế gian tự tại này, vì sao có thể thành tựu đông nhập tây xuất v.v…? Theo văn kinh, luận chung có 4 lớp vô ngại :
1. Xứ vô ngại : Vì đông chính là tây, nên không dịch đông mà thường ở tại tây.
Hỏi : Trong văn kinh, không nói chẳng dời mà đến, sao không phải là đông mất tây hiện?
Đáp : Trong văn đã nói THƯỜNG THẤY tại tây, nên biết chẳng phải dịch dời.
2. Phật vô ngại : Vì Phật ở phương đông chính là Phật ở phương tây. Thường ở trước Phật ở phương đông chính là hằng ở bờ mé của Phật ở phương tây.
3. Thân vô ngại : Thân tại đông chính là thân ở tại tây. Cho nên chẳng động thân ở phương đông mà thường hiện ở phương tây.
Hỏi : không phải là phân thân, một ở đông, một ở tây sao?
Đáp : Nếu có nhiều thân ở nhiều chỗ thì đâu còn kỳ đặc, đâu thể gọi là dụng không thể nghĩ bàn. Cho nên phải biết nhất định không phải là phân thân.
4. Nhập xuất vô ngại : Vì nhập định chính là xuất định. Cho nên chẳng hoại nhập định mà thường thấy xuất định.
Hỏi : Không phải trước nhập sau xuất sao?
Đáp : Đã nói THƯỜNG THẤY nhập cũng THƯỜNG THẤY xuất, nên biết không phải.
Theo nghĩa, lý thật thì đầy đủ cả 4 lớp này, nhưng theo ý văn kinh thì chỉ hiển công lực của Bồ-tát. Hai loại đầu không phải là chỗ mà đây nói. Vì hai loại đầu là Bồ-tát vô lực.
Hỏi : Sát-na này nhập định, do đâu lại xuất?
Đáp : Như phù phép cái khăn thành con thỏ thì con thỏ này sống cũng là chết. Vì sao? Vì có chính là không. Nhập và xuất v.v… cũng vậy. Cứ theo đó mà suy. Lại, hàng Bồ-tát này lấy pháp giới làm thân, nên dù ở phương đông ngoài trăm ngàn thế giới vẫn thấy pháp giới. Vì pháp giới không phải là pháp phần hạn, nên tùy theo chỗ hiển hiện mà không gì không toàn hiện. Cho nên, thân Bồ-tát thường ở trong nhập định mà hiện, hằng ở trong xuất định mà hiện. Vô ngại, viên dung, khó nghĩ bàn. Vì thế, nếu chỉ nhắm vào môn xuất định thì chỉ thấy xuất không thấy nhập, cũng không thấy lúc xuất xong. Các nghĩa còn lại cứ theo đó mà hiểu.
Nếu ứng vào cảnh mà luận lý số pháp nhĩ thì viên dung như thế. Nếu ứng vào trí mà nói thì do trí của Bồ-tát liễu đạt được pháp này mà hồi chuyển tự tại. Nay theo văn kinh đây thì có đủ cả hai thứ.
3/ Chúng sinh thế gian tự tại : Kệ (247) đến ½ đầu kệ (265). Phân làm hai : Trước là ứng vào tự thân. Sau là ứng vào tha thân.
a. Tự thân vô ngại : Kệ (247) đến (258) : Ứng vào 12 xứ mà nói. Trong đó, duyên khởi vô ngại định đẳng viên dung. Mỗi mỗi đều có 10 sự và 5 đối tướng vô ngại.
. Đối I : Căn cảnh vô ngại : Đã quán căn nhập định thì cũng nên từ căn mà xuất. Nhưng vì để hiển căn này chính là cảnh, nên từ cảnh mà xuất. Vì nhất tâm duyên khởi, không hai mà hai. Hằng tương tắc mà cảnh cảnh cả hai cùng phân.
. Đối II : Nhị định vô ngại : Là hai định của lý và sự. Vì phân biệt cảnh sự nên nhập cảnh định. Nhập trở lại vào căn, vì quán căn không tịch nên nhập căn định. Nhập trở lại vào cảnh vì phân biệt cảnh sự. Trí chính là trí vô sanh quán căn. Cho nên hai định vô ngại, chỉ là nhất tâm.
. Đối III : Nhị cảnh vô ngại : Là rộng và sâu. Chỗ phân biệt sự rộng này chính là thâm lý vô sanh vô tánh. Cho nên chân tục song dung, chỉ là nhất pháp giới. Chỉ vì hai nghĩa vô ngại, nên phó tục cho cảnh, phó chân cho căn, mà lý thật là trùm khắp.
. Đối IV : Nhập xuất vô ngại : Vì nhập định là xuất định, nên tuy khởi định mà niệm không loạn.
. Đối V : Thể dụng vô ngại : Là tự và tha. Tuy hiện nơi cảnh rộng mà người không có năng tri, hằng tịch. Tuy khởi nơi thâm định mà tự tâm hằng không tán. Cho nên mười nghĩa trên đây đồng là một tụ. Pháp giới duyên khởi vô ngại tương tắc.
Trong đây lại có ba lớp hi hữu : Căn nhập cảnh xuất đã là một hi hữu, trong cảnh lại có thể thị hiện vô biên phân biệt, chẳng phải là chỗ biết của trời người, là cái hi hữu thứ hai. Từ cảnh xuất đã thị hiện sự phân biệt rất hi hữu đó, ngay lúc đó định tâm chẳng tán lại là một cái hi hữu nữa. Vì sao như thế? Vì muốn hiển tam muội thuần thục.
b. Tha thân vô ngại : Kệ (259) đến ½ kệ (265) : Có hai nghĩa :
. Bồ-tát hóa hiện ra thân đó chuyển biến nhanh chóng.
. Bồ-tát đã đủ tam thế gian thân. Vì lấy thân thật báo của tất cả chúng sinh làm tự thân nên hiện thân này nhập, thân kia xuất.
Chúng sinh do biến kế sở chấp mà không giác không biết, trừ người ứng độ. Đây là nói dụng tự tại của định.
B. Nói về sự sai biệt vi tế của tự tại : ½ sau kệ (265) đến (272) : Cũng là tam thế gian, đều phân ra mà hiển thị. Trong đó, ĐẦU LÔNG và LỖ LÔNG là các sai biệt của chúng sinh thế gian. QUANG MINH CHƯ PHẬT, là nói về sự sai biệt của trí chánh giác thế gian. Các thứ còn lại như vi trần v.v… đều là các sai biệt khí thế gian. Tất cả đều là thân Bồ-tát thị hiện nhập và xuất định trong các thứ đó chứ không phải là quán đó mà nhập định v.v… Vì trong văn đều nói HIỆN. HIỆN là hiện thân trong đó.
10/3. Kết vô tận: Kệ (273) : Có hai ý :
1. Gần : Kết về cái định thứ mười.
2. Xa : Kết chung 10 môn trước, là lược. Ứng vào thật là vô tận.
B/6. DÙNG THÍ DỤ THUYẾT HUYỀN CHỈ (Còn gọi là Nêu Liệt Hiển Thắng Phần) : Gồm 77 bài kệ. Từ kệ (274) đế (350).
Từ trên đến đây, phần sở thuyết đã hiển hạnh đức Phổ Hiền của Nhất thừa tận đến Phật cảnh. Nhưng những gì thuộc về vị thứ dường như là ngoài tất cả vị thập tín. Đã vượt Tam thừa thì không thuận với thấy nghe, trệ tình thì đối giáo, thủ tín không do. Cho nên, nêu cận sự đó, dùng gương mà huyền thú, khiến được khai ngộ. 77 bài kệ phân làm hai :
1. Tổng nêu : Kệ (274). NGHIỆP BÁO CHÚNG SANH … là nói về chư thiên, A-tu-la v.v… (ở phần kinh văn sau) là chánh báo. Biển, gió v.v… là y báo. CÁC LONG THẦN BIẾN … là nói các rồng làm mưa v.v… THIỀN ĐỊNH TAM MUỘI CŨNG KHÓ NGHĨ , là nói về tam muội của Thanh văn và Phạm thiên v.v... đối với thế gian đều ít nhều không lường được, nên nói KHÓ NGHĨ BÀN . Vì thế lấy đó làm dụ so sánh.
2. Biệt hiển : Kệ (275) đến (350) : Có 18 thí dụ lớn.
2/1. Thanh văn hiện thông : Dụ cho lực “Tự tại làm lợi ích chúng sinh” của Bồ tát. Trong đó có ba:
1/ Nêu ý : Kệ (275) : Lý thật, Thanh văn mà đem so với Bồ-tát thì như vết chân trâu so với biển cả, lửa đom đóm so với ánh sáng mặt trời, nên nói KHÔNG THỂ LẤY ĐÓ LÀM VÍ DỤ. Nay nêu ra là để hiểu cái đức của đom đóm còn như vậy, huống là với ánh dương. Khiến kẻ thông tuệ đối chiếu sự cách biệt mà hiểu, nên nói NGƯỜI TRÍ TUỆ … (2 câu sau).
2/ Nêu cận dụ : Kệ (276) đến (278).
3/ Hiển viễn thú : Kệ (279)(280)
2/2. Nước hiện bốn quân : Kệ (281) đến (282) : Dụ cho công đức “Hải ấn tam-muội” của Bồ-tát.
2/3. Hải thiên diệu âm : Kệ (283) (284) : Dụ cho công đức “Tổng trì xảo thuyết khiến chúng sinh vui vẻ” của Bồ-tát.
2/4. Nữ truyền biện tài : Kệ (285) (286) : Dụ cho công đức “Trí phương tiện truyền pháp khiến người được hoan hỉ” của Bồ-tát.
2/5. Huyễn sư hóa thuật : Kệ (287) (288) : Dụ cho công đức “Lực giải thoát khó nghĩ bàn chuyển biến theo tính dục của chúng sinh (hoặc là chuyển biến làm vui thích chúng sinh)” của Bồ-tát.
2/6. A-tu-la nhập ngó sen : Kệ (289) (290) : Dụ cho thần tông “Tự tại vô ngại” của Bồ-tát.
2/7. Voi chúa tùy biến : Kệ (291) đến (295) : Dụ cho công đức “Định dụng ẩn hiển tự tại” của Bồ-tát.
2/8. Đại thân A-tu-la : Kệ (296) (297) : Dụ cho công đức “Hiện thân đồng pháp giới” của Bồ-tát. Vì theo văn trên, trong Tam thiên đại thiên thế giới, hóa một liên hoa đầy khắp thế giới v.v… mà biết.
2/9. Đế Thích phá oán : Kệ (298) đến (301) : Dụ cho công đức “Hàng phá các ma”của Bồ-tát.
2/10. Tiếng thuyết pháp trên không : Kệ (302) : Dụ cho công đức “Tâm vô công dụng thuyết pháp lợi sanh” của Bồ-tát.
2/11. Tiếng an mẫn trên không : Kệ (308) đến (310): Dụ cho công đức “Từ âm trừ phiền não” của Bồ-tát.
2/12. Thiên vương ứng khắp : Kệ (311) đến (313) : Dụ cho công đức “Thân viên hồi ứng cơ vô ngại” của Bồ-tát.
2/13. Ma vương tự tại : Kệ (314) (315) : Dụ cho công đức “Thập lực nhiếp sanh khiến đồng hành” của Bồ-tát.
2/14. Phạm thân hiện thù thắng : Kệ (316) (317) : Dụ cho công đức “Dùng giải thoát lực ngồi khắp đạo tràng thuyết tất cả pháp” của Bồ-tát.
2/15. Số mưa của Ma-ê : Kệ (318) (319) : Dụ cho công đức “Nhất niệm liễu tri tất cả tâm chúng sinh” của Bồ-tát.
2/16. Phong luân trì tán : Kệ (320) đến (322) : Dụ cho công đức “Đại nguyện túc thành vô tâm vô ngại mà biện thuyết ứng cơ” của Bồ-tát.
2/17. Đại hải bao hàm : Kệ (323) đến (325) : Dụ cho công đức “Tích chứa các đức, ấn hiện khắp quần cơ” của Bồ-tát.
2/18. Long vương hàng phục khắp : Kệ (326) đến (350) : Dụ cho “Cùng tận pháp giới mưa khắp pháp vũ” của Bồ-tát.
B/7. HIỆU LƯỢNG KHUYẾN PHÁT : Gồm 10 ½ kệ từ (351) đến kệ (356a). Phân làm bốn :
1. Dùng dụ so sánh là khó : Kệ (351).
2. Người thuyết khó : Kệ (352) (353).
3. Hiển hành giả tin khó : 3 ½ kệ. Kệ (354) đến (356a).
4. Nêu cái dễ để hiển cái khó : Kệ (357) đến (360) : Mỗi thứ là một sự hướng về cái tiệm sau khó có thể biết.
B/8. HIỂN THẬT CHỨNG THÀNH : Gồm 3 kệ (361) đến (363)
1. Biện về lợi ích : Kệ (361) : Có ba : 1/Động địa. 2/Hàng ma. 3/Diệt khổ.
2. Chư Phật xoa đỉnh : Kệ (362)
3. Tường thuật việc tán thán và tùy hỉ : Kệ (363)
Hội II xong.
Các tin khác
-
» DANH HIỆU NHƯ LAI - Phẩm 3 (31/03)
-
» TỨ ĐẾ - Phẩm 4 (31/03)
-
» NHƯ LAI QUANG MINH GIÁC - Phẩm 5 (31/03)
-
» MINH NẠN - Phẩm 6 (31/03)
-
» TỊNH HẠNH - Phẩm 7 (31/03)