Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký Q5

MINH PHÁP - Phẩm 14 (P,2)

22/06/2017


HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ
QUYỂN 5
MINH PHÁP
Phẩm 14
(Xem tại đây)
Sa môn Pháp Tạng thuyết
Chân Hiền Tâm Việt dịch

8. Trả lời câu ‘Không bỏ các ba-la-mật’ :

Thường hay hóa độ tất cả mà tâm tịch định chưa từng tán loạn, chẳng bỏ các ba-la-mật, là kết trước sinh sau. Đây có hai nghĩa :

. Tuy thường giáo hóa chúng sinh mà nội tâm hằng tịch nên nói chẳng bỏ tự hạnh.

. Vì người mà hành các hạnh đó cho nên chẳng bỏ tự hạnh. Đây chính là lợi tha.

Trong Thập độ, 4 độ sau là từ độ thứ sáu khai triển ra nên thường chỉ nêu 6. Lại, vì 4 độ sau trang nghiêm 6 độ trước, nên nói trang nghiêm đầy đủ 6 ba-la-mật.

@ Trong độ Trì giới ba-la-mật thanh tịnh :

Chẳng ỷ vào giới mà tự cao cũng chẳng chấp giới cho là có, nên được thanh tịnh.

Đều hay kham nhận tất cả khổ, là an chịu khổ nhẫn.

Nghe lời ác tâm không buồn, là chịu oán hại nhẫn.

Nghe lời tốt tâm không vui, là pháp tư duy nhẫn.

Chưa từng điên động, là kết hai cái lìa.[12]

Tu tập phương tiện …, là khuyên tu Phật nhân.

Rốt ráo thành tựu môn Phật trí tuệ, là khuyên tu Phật quả.

@ Trong độ Thiền ba-la-mật thanh tịnh

1/ Nhập định thể :

Xả tất cả dục, ly sinh hỉ lạc, là Sơ thiền.

Thứ lớp thanh tịnh nhập vào chánh thọ, là ba cái thiền sau. Đây là nói về sự định, nhập mà không chấp, nên nói không nhiễm trước.

Thiêu diệt phiền não sinh vô lượng định, là diệt hoặc sinh định, là nói về lý định.

Đủ đại thần thông, là nói về định dụng khởi thần thông.

2/ Thứ lớp siêu việt :

Thứ lớp siêu việt nhập vào vô lượng các môn tam muội, với tám và chín[13] là thứ lớp nhập và siêu vượt nhập. Đây là sự định dụng nói trên.

3/ Nhập một biết nhiều : Trong một môn tam muội nhập vô lượng tam muội, đều biết tất cả cảnh giới tam muội.

4/ Dần đầy đủ trí đức : Dần dần đầy đủ trí tuệ chư Phật qua các địa.

Hai câu sau là lý định dụng.

@ Trong độ Trí tuệ ba-la-mật thanh tịnh :

Với pháp nghe được …, là cầu Văn tuệ.

Các pháp nghe được hay chánh quán xét …, là Tư tuệ.

Nhập cái định chân thật …, là Tu tuệ.

Trên là Gia hạnh trí.

Phương tiện khéo diệu …, là Chánh chứng trí.

Đầy đủ tất cả lực trí tuệ …, là Hậu đắc trí hướng về Phật tuệ.

@ Trong độ Phương tiện ba-la-mật thanh tịnh :

Có 6 thứ phương tiện.

Đều dùng tướng bi trí khéo dẫn đạo không trụ trước, nên nói phương tiện.

Thị hiện tất cả uy nghi thế gian, giáo hóa chúng sinh tâm không buồn lo : Bi, thì thị hiện uy nghi. Trí, thì lìa ái kiến.

Tùy chỗ cảm ứng thị hiện thân ấy, tất cả những gì đã làm tâm không nhiễm trước. : Bi, thì hiện thân. Trí, thì không nhiễm.

Thị hiện sở hành trẻ thơ tuệ sáng :Bi, thì ngoài thị hiện trẻ thơ. Trí, thì trong đầy đủ thông tuệ.

Thị hiện sinh tử và môn giải thoát, khéo hay phân biệt các hạnh phương tiện : Bi, thì hiện chuyển thắng. Trí thì khéo không thủ.

Thị hiện vô lượng các việc trang nghiêm : Bi và trí hiện trang nghiêm.

Hay nhập vào trong tất cả sinh thú, hiểu rõ tất cả chỗ hành của chúng sinh : Bi, thì hay nhập vào các đường. Trí, thì biết rõ các chỗ hành.

@ Trong độ Nguyện ba-la-mật thanh tịnh :

Có 10 nguyện. Mỗi nguyện đều nguyện tận cùng bờ mé của nguyện đó, nên nói rốt ráo.  

Thành tựu rốt ráo tất cả chúng sinh, là nguyện giáo hóa chúng sinh.

Nghiêm tịnh rốt ráo tất cả thế giới, là nguyện nghiêm tịnh Phật độ.

Cúng dường rốt ráo tất cả Như Lai, là nguyện cúng dường Phật.

Thông đạt rốt ráo tất cả các pháp chân thật mà không chướng ngại, là nguyện nhiếp trí tuệ.

Tu hành rốt ráo đầy đủ pháp giới, là tu pháp giới hạnh.

Vị lai kiếp trụ rốt ráo như trong khoảnh khắc, là đại chí nguyện. Vì khi dùng chí lực tu các hạnh trên tận vị lai kiếp trụ thì như trong khoảnh khắc.

Vị lai kiếp rốt ráo giống như một niệm, là nguyện tu ngắn. Nguyện lấy trường kiếp làm ngắn. Câu trên, chỉ chuyển tâm năng kiến. Đây, hồi chuyển kiếp đã trụ. Cho nên câu trên còn có ‘trụ’, đây thì không.  

Thông đạt rốt ráo tất cả thành hoại, là nguyện thành hoại. Nguyện thấu hiểu sự thành hoại của thế giới :

. Duyên tập thành, không tạo thì hoại.

. Kiếp mới thành, kiếp chưa hoại đều nguyện thấu đạt.

Rốt ráo thị hiện tất cả Phật độ, là nguyện hiện tịnh độ.

Rốt ráo lập được trí tuệ của chư Phật, là nguyện thành Chánh giác.

@ Trong độ Lực ba-la-mật thanh tịnh : Có 10 nghĩa đều có thể kham, không thể khuất phục, nên gọi là lực. Mỗi câu đều có trước nêu tên, sau giải thích nghĩa.

Tự chuyên chánh lực, lìa các phiền não … : Trong lìa phiền não là lìa lỗi. Đầy đủ thanh tịnh, là thành tựu công đức. Hai thứ này thành tự hạnh, nên nói tự chuyên chánh lực.

Hay chánh tha lực, đầy đủ thành tựu không thể phá hoại … : Vì khi dùng thắng lực chỉnh lý người thì người không thể phá hoại. Đây là nêu chung lợi tha.

Lực đại bi đầy đủ, là tâm bạt khổ tròn đầy.

Lực đại từ bình đẳng, là tâm ban vui tề đồng. Đều hay bảo hộ tất cả chúng sinh,là lực nghĩa. Hai lực bi từ này là tâm lợi tha.

Lực Đà-la-ni năng trì tất cả các nghĩa phương tiện, là trì lực, là trong tích chứa pháp nghĩa.

Lực diệu biện tài khiến các chúng sinh thảy đều hoan hỉ, là lực biện tài, ngoài đương nhiên ứng cơ.

Hai thứ trên là công đức lợi tha.

Lực các ba-la-mật trang nghiêm Đại thừa, là lực đầy đủ đại hạnh trang nghiêm.

Lực hoằng thệ nguyện chưa từng đoạn tuyệt, là lực hoằng nguyện không đoạn.

Lực các thần thông xuất sinh …, là nhân lực xuất ra nhiều.

Vô lượng đầy đủ Phật thần lực bảo hộ tất cả, là quả lựcche khắp.

@ Trong độ Trí ba-la-mật thanh tịnh :

Biềt bệnh rồi, tùy cơ xứng lý mà trao pháp, nên nói trí. Cũng có 10 câu.

Bốn câu đầu Biết tham dục tăng, biết sân nhuế tăng, biết ngu si tăng, lại biết đẳng phần phân biệt học địa là biết bệnh nặng nhẹ.

Ba câu sau là biết căn dục.

Ở trong một niệm đều biết tâm …, là biết học vị của người bệnh.

… Tâm sở hành của chúng sinh, là biết sở hành tập quen trong tâm chúng sinh.

Có thể biết các chỗ hy vọng của chúng sinh, là biết dục lạc hy vọng của chúng sinh.

Ba câu sau là biết pháp dược.

Có thể biết tất cả các pháp chân thật, là biết cảnh pháp.

Thông đạt thâm trí tuệ lực của chư Phật, là biết trí pháp.

Bíết khắp tất cả các môn pháp giới, là biết cảnh trí vô ngại vô biên pháp môn.

9. Trả lời câu ‘Chúng sinh sở thỉnh đều hay độ thoát’ :

Có ba : 1/Kết trước sinh sau. 2/Chánh hiển độ thoát. 3/Giải thích nghĩa sở thỉnh độ.  

1. Kết trước sinh sau : Đoạn «Bồ-tát như vậy mà thanh tịnh …chúng sinh sở thỉnh».

2. Chánh hiển độ thoát: Đoạn «Giáo hóa tất cả … Đại thừa». Có 10 câu.

Giáo hóa tất cả tu tập thiện hạnh, đều khiến tất cả lìa hẳn ác đạo, là dạy ra khỏi ác đạo. Vì trước, dạy tu thiện nhân thì sau ra khỏi quả khổ.

Khuyên tu tinh tấn vượt qua các nạn, là dạy lìa khỏi các nạn. Vì tinh tấn tu cái nhân ra khỏi, nên qua được quả khổ bát nạn.

Ba câu «Người tham dục … dạy quán nhân duyên»  là dạy đối trị tam độc.

. Tham dục có hai thứ : Tham sắc thì dạy quán bất tịnh. Tham tài thì dạy quán ly dục.

. Sân nhuế cũng có hai : Sân, với hữu tình, thì dạy quán từ tâm. Sân, với vô tình thì dạy quán bình đẳng. Vì vật vô tình không xứng ý với vật xứng ý không hai, nên nói bình đẳng.

. Ngu si cũng có hai thứ : Với hạng ngu không trí thì dạy quán Giới phân biệt.[14] Với hạng ngu si tà kiến thì dạy quán nhân duyên. Vì các pháp là do nhân duyên sinh, không phải do Tự tại v.v… tạo ra. Lại, vì không tin nhân quả nên dạy quán nhân duyên.

Ba câu kế là giáo hóa khiến ra khỏi tam giới.

Với chúng sinh Dục giới … : Dạy lìa dục, sân v.v… để bỏ Dục giới đến Sơ thiền v.v…

Với chúng sinh Sắc giới ... : Dạy quán tăng thượng để bỏ Sắc giới tăng thượng đến xứ Vô sắc.

Với chúng sinh Vô sắc … : Dạy trí tế vi. Vì chiếu xét tưởng vi tế khiến nó đoạn tận, chứng không, siêu tam giới.

Hai câu cuối, là giáo hóa khiến nhập Tam thừa.

Thích Thanh văn Duyên giác … : Hạnh tịch tĩnh của Tam thừa Sơ giáo có ba nghĩa :

. Dùng hạnh tu của Nhị thừa là lìa sinh tử tạp loạn.

. Khiến tu chứng nhập hạnh nhân không tịch tĩnh.

. Niết bàn vô dư gọi là tịch tĩnh.

Tu các thứ đó gọi là hạnh.

Thích Đại thừa thì dạy dùng Thập lực …, là siêu vượt phàm và tiểu, nghiêm hiển Đại thừa.

3/Giải thích nghĩa sở thỉnh độ : Đoạn «Như khi mới phát tâm … tế độ họ».

Như khi mới phát tâm, là hiển bản nguyện. Chỉ cái gốc (bản) mà nói là như.[15] 

Thấy có chúng sinh đọa các ác đạo, là hiển vì cái gì mà lập nguyện.

Đại sư tử hống, là hiển lời thệ nguyện. Lời nói quyết định gọi là sư tử hống.

Ta phải biết … , là chánh hiển tướng nguyện.

Ý đoạn này muốn nói : Từ lúc mới phát tâm, thấy chúng sinh khổ nên dùng lời thỉnh quyết định, chọn tất cả chúng sinh, thề đều độ họ.[16]

Bồ-tát đầy đủ trí tuệ như thế đều hay độ thoát tất cả chúng sinh, là kết ý. Có thể tự hiểu.

10. Trả lời câu ‘Hưng tôn Tam bảo’ :

Trong đó có ba : Trước, là nêu. Kế là giải thích. Sau, là kết.

Hành như thế là hay hưng tôn Tam bảo khiến chẳng tuyệt, là nêu vấn đề. 

Phần giải thích có 10 câu. 9 câu đầu là biệt. Một câu sau là tổng.

9 câu phân làm ba lớp. Có người giải thích : Trước, là dạy đạo. Kế, là ứng vào chứng đạo. Sau, là ứng vào đạo bất trụ. Đây lại giải thích : trước, giữa, sau đều phân làm ba.

1. Ứng vào Phật bảo :

Trước, Đại Bồ-tát giáo hóa chúng sinh phát tâm bồ-đề, là dạy phát tâm bồ-đề.

Kế, Tán thán tất cả đại nguyện …, là với người đã phát nguyện bồ-đề thì tán thán đại nguyện khiến không thối chuyển.

Sau, giúp họ y nguyện khởi hạnh khiến nhân Phật được tròn đầy, nên nói gieo Phật chủng … Nhân tròn quả phát gọi là sinh mầm chánh giác.

Cho nên trước sau tương tục khiến Phật bảo chẳng đoạn.       

2. Ứng vào Pháp bảo :

Trước, khai thị các tạng diệu pháp…, là dạy giáo pháp thâm sâu.

Kế, phân biệt mười hai duyên khởi…, là giải thích lý pháp.

Sau, chẳng tiếc thân mạnh hộ trì chánh pháp, là nói về hạnh pháp.

Cũng có thể giải thích : Trước là dạy thâm pháp. Kế, vì thâm pháp khó hiểu nên cần phải giải thích, khiến giải pháp được lưu hành. Sau, pháp đã hành rồi thì cần thủ hộ không tiếc thân mạng. Cho nên khiến Pháp bảo được lưu hành rộng rãi, chẳng tuyệt.

Cũng có thể giải thích : Trước, là Khế kinh. Kế là Đối pháp. Sau, là Tì-ni. Nên cần hộ trì trang nghiêm.

3. Ứng vào Tăng bảo :

Trước, là thọ trì uy nghi giáo pháp, là Tăng hạnh phương tiện.

Kế, là hành lục hòa kính. Tăng hạnh thành tựu, thành hạnh không trái, nên nói hòa. Hạnh hòa dạy nhau nói là kính. Ba nghiệp từ là ba, đồng giới, đồng thí (còn gọi là đồng xả), đồng kiến (còn gọi là đồng tuệ), nên nói lục (sáu).

Sau, Khéo chăm sóc đại chúng tâm không phiền não … , là Tăng đức đã thành, cai quản chăm sóc đại chúng, cho nên hay khiến Tăng bảo thường còn.

Câu Chánh pháp chư Phật đã nói …, là câu kết. Có thể tự hiểu. Trong đó có Tam bảo phân minh như trên đã nói riêng.

11. Trả lời câu ‘Cảnh giới đã làm không hư dối’ :

Bồ-tát như thế chẳng đoạn Tam bảo …, là kết lại phần trước.

Bồ-tát an trụ thân, khẩu, ý nghiệp…, là sinh phần sau.

Trong đó có ba : Trước, là tổng. Kế là biệt. Sau, là kết.

1. Trong phần tổng : Có ba :

Mọi thứ phương tiện lời nói … , là ngữ nghiệp chẳng không.

Các thí hạnh của … , là thân nghiệp chẳng hư dối, vì việc làm không lầm lỗi.

Tất cả các diệu hạnh …, là trí tuệ hồi hướng chẳng hư dối.

2. Trong phần biệt : Có ba : 1/Pháp. 2/Dụ. 3/Hợp với pháp.

Trong phần hợp với pháp thì trước là nêu, kế là liệt tên, sau là kết.

Trong phần liệt kê tên : 5 ý trước nói về tự y chánh nghiêm. 5 ý sau nói về pháp nhiếp sinh nghiêm.

1/ TỰ Y CHÁNH NGHIÊM :

Sắc thân trang nghiêm … chánh thọ : Ba câu là ba nghiệp, là chánh báo trang nghiêm.

Phật độ … chiếu khắp mười phương : Hai câu, là y báo trang nghiêm.

Câu trước Phật độ trang nghiêm … , là nói về quốc độ lìa nhiễm. Vì thọ dụng quốc độ này là đường dài diệt hoặc.

Câu sau Quang minh trang nghiêm …, là nói quốc độ đủ tịnh đức, vì thường có quang minh.

2/ PHÁP NHIẾP SINH NGHIÊM :

Quyến thuộc trang nghiêm …, là thu nhiếp thắng chúng.

Thần lực trang nghiêm …, là thị hiện thần lực khiến sinh tín tâm.

Phật giáo trang nghiêm …, là nhận thánh giáo khiến sinh hiểu biết.

Niết bàn địa trang nghiêm…, là hóa hiện thành Phật. Niết bàn nói đây không phải là nghĩa viên tịch, Phạn nói là Ni-bạn, đây gọi là hóa. Vì là sở dụng nên phải nói là Hóa độ nghiêm, vì hiện hóa xứ.

Trì pháp trang nghiêm …, là lường cơ mà trao pháp.

3. Phần kết : Đoạn “Bồ-tát như thế … thành tựu”.

Phần ví dụ cũng có thể tự hiểu.

Từ trên đến đây, phần trả lời câu hỏi xong.

2.2/ TRẢ LỜI CÂU CUỐI ‘Y hạnh thành đức’ : [17] Có 20 câu.

1/ Nếu thành tựu …, là diệt ngu si, lặp lại câu hỏi nói trên. Đầy đủ trí tuệ …, là trả lời.

Các câu sau, đều như vậy : Trước nêu ra, là hỏi. Sau, trả lời.[18]

2/ Tâm đại từ bi, là trả lời câu hỏi Hàng phục các ma.

3/ Đầy đủ lực công đức trí tuệ, là trả lời câu hỏi Chế phục ngoại đạo.

4/ Nhập kim cang định, trừ diệt tất cả tâm cấu phiền não, là trả lời câu hỏi lìa trần cấu.[19]

Các thứ trên là hạnh lìa lỗi.

5/ Lực trước chỗ Phật tu công đức, là trả lời câu hỏi thành tựu đầy đủ tất cả công đức.[20]

6/ Trí tuệ thanh tịnh đều đầy đủ, là trả lời câu Hay lìa tất cả các nạn ở ác đạo.

Cả 6 câu trên là hạnh tu đầy đủ.

7/ Lực trí tuệ phương tiện thứ lớp, là trả lời câu Các địa v.v… sáu thứ, gọi là các đức tròn đầy : 1/Địa, 2/Độ, 3/Định, 4/Thông, 5/Minh, 6/Vô úy.

Từ trên đến đây là viên minh.

8/ Lực của bạch tịnh pháp, là trả lời câu hỏi y báo, chánh báo và tam nghệp của Phật.

9/ Trí tuệ phân biệt chóng hiểu các pháp … , là trả lời câu hỏi Được Thập lực của Phật…

Câu trước nói về cái quả y báo và chánh báo là tướng hảo. Câu này nói về cái quả là công đức sai biệt. Cả hai đều nói về quả viên mãn.

Từ trên đến đây, tất cả là môn tự lợi, xong.

10/ Nguyện lực, thần lực, trí lực là trả lời câu Tùy hiện Phật độ ….

11/ Tùy ứng thọ hóa …,[21] là trả lời câu Tùy thành tựu chúng sinh…

12/ Đại Bồ-tát tu hành pháp tạng… là trả lời câu Tu hành thành Phật.

13/ Ở nơi vô lượng quốc độ tu hạnh Bồ-tát, là trả lời câu hỏi Hộ trì pháp tạng …  

14/ Thành tựu bốn biện tài …, là trả lời câu hỏi Phân biệt rộng thuyết.

15/ Ở trong đại chúng mà không sợ hãi…, là lặp lại câu hỏi.Đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật tăng thượng, là trả lời câu hỏi Ma chẳng thể phá hoại.

16/ Thứ lớp phân biệt …, là trả lời câu hỏi Nhiếp trì chánh pháp không cùng tận.

17/ Đầy đủ đại bi …, là trả lời câu hỏi Trong tất cả thế giới thảy đều diễn thuyết.

Phần Thập vương kính hộ, lược không có văn trả lời. Lại, đây là hạnh quả nên không trả lời. Chỉ trừ Như Lai… là trả lời chung.  

Hỏi : Thập địa mãn hậu thọ thức Bồ-tát mới nói ‘Chỉ trừ Như Lai, còn tất cả không thể qua’, vì sao vị nói đây là chỗ của Thập trụ, thuộc địa tiền, lại có lời này.

Đáp : Đây là tướng pháp vị Đà-la-ni của Phổ Hiền thuộc Viên giáo, nên chỗ một vị thành mãn liền nhiếp tất cả, các vị đều tận. Như trên đỉnh Tỉ kheo Hải Tràng nói ở văn sau,[22] chỗ Phật thuyết pháp Thập trụ mãn hậu, liền bổ xứ thành Phật, hoàn toàn không nói nhập Thập hạnh v.v… là ý đồng với đây. Đây là y cứ vào sơ vị mà nói, như trong phẩm Tiểu Tướng sau, từ địa ngục xuất ra liền được hậu vị Thập địa vô sinh nhẫn, đến Ly cấu tam muội tiền[23]… là y cứ vào chung vị mà nói. Các vị trung gian y theo đó mà hiểu.

Câu Tất cả thế gian cung kính cúng dường…[24] không có câu trả lời, vì đồng với hạnh quả. Cũng có thể là đồng chung ở môn sau.

Thưa Phật tử! Đại bồ-tát thành tựu ... là trả lời câu hỏi Được lực thiện căn, tăng trưởng bạch pháp…[25]. Trong đó, đầu là tổng nêu, sau là giải thích thành.

1/ Tổng nêu : Đoạn “Thành tựu diệu pháp … khiến hoan hỉ”.       

Thành tựu pháp thắng diệu … thảy đều không hiện, là sự lợi ích của thân nghiệp thù thắng.

Dùng tâm đại từ đều che hết…, là ý nghiệp thù thắng.

Thành tựu vô úy đầy đủ biện tại…, là ngữ nghiệp thù thắng.

2. Giải thích : Có 11 câu.

6 câu đầu, là thành tựu cái nhân công đức thuộc tự phần.

Thành tựu vô lượng tịnh trí tuệ, là thành chứng trí tịnh.

Thành tựu vô lượng xảo phương tiện, là như chứng mà khéo thuyết.

Thành tựu vô lượng chánh niệm lực, là với giáo có thể niệm trì.

Thành tựu vô tận xảo phương tiện, là như niệm có thể khéo thuyết.

Thành tựu phân biệt các pháp Đà-la-ni, là đối với pháp đã được có thể ký trì.

Thành tựu phân biệt các pháp thâm trí tuệ, là đối với pháp chưa được thì có thể truy cầu.

         5 câu sau nói về quả đức thuộc Thắng tiến.

Thành tựu uy thần lực của chư Phật, là được ngoại dụng của Phật.

Thành tựu thật trí tuệ của ba đời chư Phật, thành tựu xảo phương tiện thanh tịnh của ba đời chư Phật, là được nội thật trí của Phật.

Thành tựu thuyết rộng tất cả pháp tạng thậm thâm của ba đời chư Phật hộ trì pháp, là được xảo thuyết trí của Phật.

Thành tựu trí tuệ thắng diệu của ba đời chư Phật, là chánh thuyết thâm pháp.

Lực đại nguyện trí tuệ của Bồ-tát, là thành tựu thắng trí của Phật. Vì đủ cả lý lượng và nguyện trí của Bồ-tát v.v…    


TRÙNG TỤNG
Có 20 bài kệ.

13 bài kệ đầu tụng về 11 loại hạnh pháp ở phân đoạn đầu. 7 bài kệ sau tụng về 18 loại hạnh thành đức sau.

Trong 13 bài kệ đầu :

Kệ (1) đến kệ (4) tụng về hai đoạn đầu.

Kệ (1) + ½ kệ (2) : Nói về chỗ tu chuyển thắng. Gọi sơ phát tâm trụ là Sơ địa. Đã được tạng công đức phát tâm, nên nói trưởng dưỡng. Câu (3) kệ (1) tụng về diệt phóng dật. Câu (4) kệ (1) tụng về ly si ám. ½ kệ (2) tụng về tâm bồ-đề không quên. ½ kệ sau tụng về Như Lai hoan hỉ.

Kệ (3) : Tụng lại việc tu chuyển thắng. Ba câu đầu tụng về bất thối chuyển. Một câu sau tụng về việc lìa xuất gia, tại gia và phàm phu. Còn lại đều lược không tụng.  

Kệ (4) : Tụng lại Phật hoan hỉ.

Kệ (5) và (6) : Tụng ba đoạn kế. Kệ (5) và câu đầu kệ (6) tụng về hạnh thanh tịnh của phân đoạn (4). Câu (2) kệ (6) tụng về sở trụ của phân đoạn (3). ½ sau kệ (6) tụng về đại nguyện thành mãn của phân đoạn (5)

½ kệ (7) : Được tạng Bồ-tát.

½ kệ (7) và kệ (8) : Tụng phân đoạn (7). Tùy chỗ ứng cảm mà hóa độ chúng sinh.

Kệ (9) : Tụng phân đoạn (8) : Chẳng xả các ba-la-mật

Kệ (10) : Tụng phân đoạn (9) : Tùy chỗ thỉnh chúng sinh đều được độ thoát.

Kệ (11) : Tụng phân đoạn (10) : Hưng tôn Tam bảo.

Kệ (12) và (13) : Hạnh Bồ-tát đã làm không hư dối.

Trong 7 bài kệ sau :

Kệ (14) và ½ kệ (15) : Trong 18 loại thì đây tụng 9 loại đầu : Nhân viên quả mãn.  

½ sau kệ (15) đến (17) : Hộ trì chánh pháp và rộng thuyết …

Kệ (18) đến (20) : Tụng loại (18) : Lợi ích của Tam nghiệp, là nói ở trong đại chúng thì an vững, uy mãnh, kiên cố, thậm thâm, thuyết pháp trừ hoặc.        

C. CHỨNG TÍN PHẦN : Chỗ được thuyết khế lý nên Như Lai hoan hỉ. Chỗ được thuyết hợp cơ nên đại chúng phụng hành.

Đệ tam hội xong.

 

 


[1] Câu “Tùy chỗ cảm ứng mà hóa độ họ”.

[2] (102, 3, 13)

[3] 102, 3, -7)

[4] (Phần tiếp là ghép luôn phần sau để dễ theo dõi)

[5] Thuộc phần giải thích sau (bản Hán).

[6] (103, 1, 18) : Sinh tâm ‘mình không có phần giải thoát, thành Phật v.v…’

[7] Quá, có hai nghĩa : lỗi xấu, đã qua.

[8] Vật, với nghĩa rộng.

[9] Thắng lữ : kẻ đồng hành Bồ-tát đạo tốt.

[10] (104, 1, -2)

[11] Chỉ cho đối tượng được mình chỉ dạy.

[12] Vi : có hai nghĩa : lìa và lầm lỗi.

[13] (104, 3, 14)

[14] : Phần hạn ranh giới. Với người chưa có trí thì cần phải dạy phân biệt thiện ác v.v… cho rõ ràng.

[15] (105, 2, 8)

[16] (105, 2, 11)

[17] (105, 3, 16)

[18] Chỉ trong phần đầu..

[19] Thuộc phần “Công đức đầy đủ” nói trên.

[20] Thuộc phần “Công đức đầy đủ” nói trên.

[21] Tùy thọ ứng hóa : Tùy chỗ ứng với người nhận sự giáo hóa.

[22] (106, 1, 13) Coi lại văn kinh sau để xem dịch chính xác chưa.

[23] (106, 1, 16)

[24] Thuộc phần “Được sự tôn kính bên ngoài” nói trên.

[25] Giải thích ở phần Thắng Dụng trên.